vĐồng tin tức tài chính 365

Thương mại điện tử tăng trưởng đều trên nhiều lĩnh vực kinh doanh

2021-04-21 04:10

Thương mại điện tử tăng trưởng đều trên nhiều lĩnh vực kinh doanh

Vân Ly

(KTSG Online) - Mặc dù trong năm Covid-19, năm 2020, nhiều ngành nghề lao đao, nhưng có một số mảng trong lĩnh vực thương mại điện tử vẫn phát triển tốt, thậm chí rất tốt so với trước, theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2021 vừa được Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) công bố vào ngày 20-4.

Theo đánh giá, các dịch vụ trực tuyến cơ bản đã đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đem lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng đồng thời hạn chế tối đa việc tụ tập đông người trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp. Ảnh minh họa: TTXVN

Chỉ số thương mại điện tử được Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam xây dựng với 3 tiêu chí gồm: nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng; giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.

Giao dịch thanh toán trực tuyến tăng trưởng tốt

Theo khảo sát của Vecom sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30-60%.

Năm 2020 dịch vụ tiếp thị số tăng trưởng chững lại một chút nhưng vẫn ở mức cao. Doanh số của lĩnh vực này năm 2010 khoảng 26 triệu đô la Mỹ, năm 2015 tăng lên khoảng 329 triệu đô la Mỹ. Theo Báo cáo Xu hướng Tiếp thị số Việt Nam, doanh số tiếp thị số năm 2019 là 716 triệu đô la Mỹ. Dù gặp đại dịch Covid-19 nhưng con số này năm 2020 vẫn đạt 820 triệu đô la Mỹ và dự đoán năm 2021 sẽ tiến gần tới con số 1 tỉ đô la Mỹ.

Trong năm 2020, sản lượng giao dịch thanh toán trực tuyến thẻ nội địa qua hệ thống của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam tăng trưởng khá tốt so với năm 2019 với sản lượng giao dịch tăng khoảng 185% và giá trị giao dịch tăng khoảng 200%.

Hoạt động kinh doanh của các ví điện tử cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2020 số lượng giao dịch của ví điện tử lớn nhất Việt Nam là Momo đạt hơn 403 triệu giao dịch, giá trị giao dịch đạt khoảng 14 tỉ đô la Mỹ. Cả số lượng và giá trị giao dịch đều tăng trên 3,5 lần so với năm 2019. Hơn nữa, trong năm đại dịch Covid-19 bùng phát, số lượng người dùng đăng ký ví điện tử này đạt 23 triệu, tăng gần 2 lần so với 2019.

Mặc dù thanh toán trực tuyến tăng trưởng nhanh, đặc biệt là qua hình thức ví điện tử, nhưng theo ước tính của Vecom tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt (COD) cho mua lẻ hàng hoá trực tuyến vẫn ở mức cao, khoảng 80%.

Khoảng cách chênh lệch kéo dài

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2021 cho thấy TPHCM tiếp tục đứng đầu cả nước về thương mại điện tử với 67,6 điểm; Hà Nội xếp vị trí thứ 2 với 55,7 điểm. Mặc dù là thành phố có chỉ số thương mại điện tử đứng thứ 3 nhưng Đà Nẵng chỉ đạt có 19 điểm, cách một khoảng rất xa so với hai thành phố đứng đầu.

Trong nhóm 5 địa phương đứng đầu (Top 5) cũng có sự thay đổi so với năm trước khi Đồng Nai đã vươn lên vị trí thứ 5 ngay sau Bình Dương, với 11,14 điểm (năm ngoái đứng thứ 7); Hải Phòng từ xếp hạng thứ 3 xuống vị trí thứ 6.

Các địa phương thuộc khu vực phía Bắc và Tây Nam Bộ có mức độ phát triển thương mại điện tử (TMĐT) thấp nhất khi đứng ở cuối bảng xếp hạng.

Chỉ số EBI trong những năm qua cho thấy mức độ chênh lệch về chỉ số TMĐT giữa Hà Nội và TPHCM chưa có nhiều dấu hiệu thay đổi. “Điểm số trung bình của các địa phương còn lại rất thấp và không có sự chênh lệch đáng kể. Điều này cho thấy thứ hạng của nhóm thứ ba có ý nghĩa tương đối và có thể nhanh chóng thay đổi qua từng năm nếu các địa phương nỗ lực triển khai hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp triển khai TMĐT”, Vecom bình luận.

Giai đoạn 2016 - 2020, khoảng cách TMĐT giữa Hà Nội, TPHCM và các địa phương còn lại hầu như không thay đổi. Thực tế này chứng tỏ nhiều địa phương chưa khai thác được cơ hội do TMĐT mang lại, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến chậm mở rộng quy mô kinh doanh và tăng trưởng bền vững.

Dù khoảng cách trong phát triển TMĐT giữa 2 trung tâm kinh tế lớn nhất nước và các tỉnh thành còn lại trong 6 năm qua vẫn liên tục kéo dài song đại diện Vecom cũng cho biết năm 2020 nhiều địa phương đã có chuyển động tích cực và có thể thu hẹp dần khoảng cách.

Theo dự đoán của Vecom, 2021- 2025 sẽ là giai đoạn phát triển nhanh. Để đạt được mục tiêu các địa phương ngoài Hà Nội và TP.HCM chiếm 50% giá trị giao dịch TMĐT B2C của toàn quốc thì cần có sự phối hợp chặt chẽ, hành động quyết liệt của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Kỳ vọng vào sự tăng trưởng vững chắc

Theo Vecom, thị trường TMĐT Việt Nam tăng trưởng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỉ đô la trong năm 2020. Hiệp hội dự báo TMĐT Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021.

“Các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn đến kinh doanh trực tuyến. Cộng đồng người tiêu dùng trực tuyến tăng nhanh đem tới sự tăng trưởng cho nhiều ngành như: bán lẻ hàng hóa, gọi xe, giao đồ ăn, thanh toán trực tuyến, tiếp thị và đào tạo trực tuyến”, Vecom đánh giá.

Về xếp hạng chỉ số TMĐT giữa các địa phương, Hiệp hội cho biết từ năm 2020, Chính phủ điện tử đã phát triển mạnh mẽ tại các địa phương, nhiều dịch vụ công trực tuyến liên quan đến TMĐT do các bộ, ngành cung cấp. Khoảng cách Chính phủ điện tử giữa các tỉnh thành ngày càng được thu hẹp, do đó Hiệp hội sẽ ngừng sử dụng trụ cột về Giao dịch giữa Chính phủ với doanh nghiệp (G2B) khi tính Chỉ số TMĐT.

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2021 được Vecom công bố trong khuôn khổ sự kiện Toàn cảnh TMĐT Việt Nam được tổ chức sáng nay (20/4), Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) đã công bố .

Xem thêm: lmth.hnaod-hnik-cuv-hnil-ueihn-nert-ued-gnourt-gnat-ut-neid-iam-gnouht/495513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thương mại điện tử tăng trưởng đều trên nhiều lĩnh vực kinh doanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools