vĐồng tin tức tài chính 365

Giấy nợ viết tay liệu có giá trị pháp lý?

2021-04-21 16:40

Ngày 19/4/2021, Đài truyền hình Việt Nam đã đưa thông tin về việc một số người dân tại tỉnh Đồng Tháp trong nhiều tháng nay đã phải chạy đi khắp nơi để cầu cứu các cơ quan chức năng can thiệp, đòi lại số tiền mà họ đã cho người quen mượn nhưng không trả. Mà hiện tại, người vay cũng đã rời khỏi địa phương, không thể liên lạc được.

Giấy nợ viết tay liệu có giá trị pháp lý? - Ảnh 1.

Tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, nhiều người dân cho vay tiền chủ yếu chỉ dựa vào niềm tin.

Những người dân này đều đồng ý cho đối tượng vay những khoản tiền lớn nhưng lại không cần tài sản thế chấp, mọi giấy tờ thủ tục chỉ đơn giản là một tờ giấy viết tay. Bởi "người mượn tiền là bạn thân, tạo uy tín và lòng tin, lợi dụng danh nghĩa cơ quan để vay tiền", một người dân chia sẻ.

Giấy nợ viết tay liệu có giá trị pháp lý? - Ảnh 2.

Trên thực tế, việc vay mượn tiền chỉ bằng các thỏa thuận miệng hay bằng giấy viết tay không phải trường hợp hiếm gặp. Đa phần các trường hợp này xảy ra giữa những người quen, phần vì tin tưởng vào uy tín cá nhân, phần vì bị thu hút bởi số tiền lãi mà người vay đưa ra nên nhiều người sẵn sàng "trao gửi lòng tin vô điều kiện".

Tuy nhiên, liệu những thoả thuận miệng hay những tờ giấy viết tay có hiệu lực pháp lý hay không?

Các chuyên viên tư vấn pháp luật cho biết: theo Điều 463 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (BLDS) có quy định rằng thế nào là hợp đồng vay tài sản, đó là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả và trả lãi nếu có thoả thuận hoặc khi pháp luật có quy định.

Mặt khác, về hình thức của giao dịch này, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, tuy nhiên, hợp đồng vay tài sản và giấy mượn tiền viết tay cũng là một hình thức giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận. Do đó, theo Điều 119 BLDS thì hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giấy nợ viết tay liệu có giá trị pháp lý? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, để giấy vay nợ viết tay được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại và Điều 117, Điều 463 và Điều 468 BLDS, cụ thể:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Bên cho vay giao tài sản cho bên vay;

- Có thoả thuận cụ thể về thời gian, số lượng, chất lượng khi hoàn trả cho bên cho vay tài sản;

- Lãi suất cho vay (nếu có) không quá 20%/ năm…

Như vậy, giấy vay mượn tiền viết tay vẫn có thể coi là một hợp đồng dân sự bằng văn bản và hoàn toàn có giá trị pháp lý nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên. Do đó, trong trường hợp bên vay cố tình không hoàn trả nợ, những giấy vay mượn tiền viết tay này chính là cơ sở pháp lý để có thể khởi kiện hoặc tố cáo tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết./.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.644045112401202-yl-pahp-irt-aig-oc-ueil-yat-teiv-on-yaig/taul-pahp/nv.vtv

Comments:0 | Tags: vay

“Giấy nợ viết tay liệu có giá trị pháp lý?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools