vĐồng tin tức tài chính 365

Ùn ứ ở cảng hàng không Tân Sơn Nhất: Lãnh đạo sân bay nói 'toạc' nguyên nhân

2021-04-22 07:10
Ùn ứ ở cảng hàng không Tân Sơn Nhất: Lãnh đạo sân bay nói toạc nguyên nhân - Ảnh 1.

Trước cửa khu vực an ninh soi chiếu tại nhà ga quốc nội, sân bay Tân Sơn Nhất trưa 18-4, hành khách chen chúc chờ làm thủ tục bay - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo ông Cường, nếu có hành khách bị lỡ chuyến tại sân bay cũng sẽ là lỗi của các hãng hàng không, sẽ không có một hành khách nào bị lỡ chuyến vì lỗi của an ninh soi chiếu!

Tuy vậy, một số hãng hàng không đã phản hồi cho rằng "nói vậy chưa chuẩn".

Tuổi Trẻ cũng đang chờ phản hồi của Cục Hàng không sau ý kiến của lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Ngồi đấy (cổng soi chiếu an ninh - PV) căng thẳng lắm vì cổng từ, phóng xạ không phải đơn giản. Đừng nghĩ anh em ngồi đó sung sướng, hành hành khách.
Ông Phạm Vũ Cường

Không được cấp slot nhưng chịu trách nhiệm

* Thực tế, ùn tắc xảy ra ở khâu soi chiếu khiến khách hàng bức xúc, từ khía cạnh chuyên môn ông đánh giá nguyên nhân thế nào?

- Nếu quá tải mới động não chứ ngày tèo tèo 500 - 600 chuyến bay thì có vấn đề gì? Oái ăm chuyến bay dồn vào nhà ga quốc nội. Ga quốc tế thì trống như chùa Bà Đanh. Nhìn thấy mà đau xót. Tài sản như thế mà vẫn bảo trì bảo dưỡng nhưng không kiếm được đồng xu nào. Nhưng trong cái "lỗ mũi" này cứ ních vào. Vì sao? Một giờ là 42 - 46 chuyến, trước kia là nửa quốc tế và nửa quốc nội, san ra cho 2 nhà ga vẫn khai thác thoải mái. Bây giờ quốc tế bay cực kỳ hạn chế, nên toàn bộ slot dồn vào ga quốc nội.

Ngày xưa khai thác 20 chuyến đi/giờ, giờ cục (Cục Hàng không - PV) ép lên 24 chuyến/giờ. Trong khi các hãng bay nước ngoài không được nên bán hạ giá. Trước dịch bệnh người ta không đi, giờ quản lý dịch tốt rồi, vé máy bay, tour du lịch hạ giá... nên đi nhiều.

Vấn đề là slot cấp một đằng, các hãng bay một nẻo. Các hãng bay không tuân thủ slot. Khung giờ đã được cấp không quá tải, hãng lại không bay. Hãng lấy lý do trễ chuyến do delay, từ 5h đến 6h xin chuyển sang 6h30 mới bay vì khách trễ chuyến, xăng dầu trục trặc... để lùi giờ ra.

Vì không tuân thủ slot cục cấp nên có những lúc lên đến 26 chuyến/giờ. Trước kia có chuyến dùng máy bay ATR72 với 70 khách, giờ bay đường trục Hà Nội - TP.HCM các hãng đều vác Boeing 787, Airbus A350 khai thác với 300 khách/chuyến.

Theo cấp phép, sảnh A chỉ thông qua an ninh 1.700 khách/giờ, sảnh B 1.600 khách/giờ. Nhưng thực tế tối đa sảnh A đã lên tới 2.400 - 2.700 khách. Làm sao không quá tải được, cơ sở hạ tầng có hạn.

* Có nghĩa theo cảng, nguyên nhân chủ yếu là hãng bay không tuân thủ đúng slot, dẫn đến việc quá tải chứ không phải các nguyên nhân khác?

- Nếu các hãng tuân thủ slot, các chuyến sau bị dồn không? Có ai tìm hiểu hệ số đúng giờ của các hãng là bao nhiêu rồi từ đó mới hỏi đến người quản lý cơ sở hạ tầng? Chính những cái lách để kinh doanh, kiếm thêm khách khiến thiệt hại, trách nhiệm, dư luận đổ lên đầu người quản lý cơ sở hạ tầng. Không ai nhìn ra vấn đề đó để đặt vấn đề với Cục Hàng không về việc cấp slot, hãng bay thực hiện slot ra làm sao.

Cảng không được động vào slot. Vì slot quản lý của cục, để các hãng lên xin. Khai thác sân bay nhưng chúng tôi không được cấp slot. Hãng bay được cấp slot một đằng, thực hiện một nẻo. Ông cấp cũng chả chế tài... Cuối cùng trách nhiệm đổ về người quản lý cơ sở hạ tầng.

Các hãng không báo

* Vậy việc ùn tắc là do không thực hiện đúng slot hay cố tình dồn chuyến?

- Hãng có khai báo mỗi chuyến là bao nhiêu khách hay không? Ngay cả giờ chót, hãng bán thêm vé, nâng tổng số khách lên. Các hãng rất linh hoạt để kiếm tiền mà có báo số khách cho chúng tôi câu nào đâu, thậm chí có chuyến bảo máy bay hỏng nên dồn khách.

Nó có nhiều nguyên nhân từ việc không thực hiện đúng, đến lượng khách tăng cao, ngoài dự báo. Tất cả chuyện này cộng vào nên xảy ra ùn tắc...

* Nhưng gần đây có một số thời điểm máy soi hoạt động chưa hết công suất, nhân viên soi chiếu có cứng nhắc trong việc sắp xếp ca?

- Không. Có thể lúc này lúc khác các máy đó các bạn bị mệt mỏi quá. Nhưng tôi khẳng định nếu có nghỉ cũng chỉ một vài phút. Ở những lúc thấp điểm thì chúng tôi mới cho nghỉ. Cao điểm là phải mở hết. Ngồi đấy căng thẳng lắm vì cổng từ, phóng xạ không phải đơn giản. Đừng nghĩ anh em ngồi đó sung sướng, hành hành khách.

"Sẽ không xảy ra ùn tắc ở Tân Sơn Nhất"

* Từ những biện pháp như vậy, tới đây ông thấy dịp cao điểm có giải tỏa ùn tắc sân bay được hay không?

- Tôi nghĩ không vấn đề gì. Năng lực soi chiếu tăng 3 máy là tăng 30% rồi.

* Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có chỉ đạo 100% không để xảy ra hành khách lỡ chuyến do việc soi chiếu. Nếu sân bay Tân Sơn Nhất vẫn ùn tắc, ông nghĩ sao?

- Tôi nói chưa là gì so với cao điểm tết 2020 đâu. Tết 2020, cao điểm có đến 999 chuyến/ngày. Tôi nghĩ sẽ không xảy ra ùn tắc.

* Vậy nếu có một hành khách bị lỡ chuyến do an ninh soi chiếu, cảng có bồi thường không?

- Không! Không thể do an ninh soi chiếu. Tôi đã yêu cầu các hãng nếu hành khách đến sát khung giờ bay rồi mà vẫn không qua được thì trách nhiệm các hãng phải hướng dẫn khách vào soi chiếu. Chúng tôi sẵn sàng ưu tiên.

* Nếu vậy thì chưa cần vào cao điểm 30-4 cũng biết chắc 100% không có khách nào bị trễ chuyến do soi chiếu, có là lỗi các hãng hàng không?

- Là do hãng bay. Chúng tôi đã họp với các hãng bay rồi. Hãng phải có đại diện ở khu vực soi chiếu để thông báo ai chuẩn bị đi chuyến nào sắp khởi hành thì giơ tay lên. Đơn giản. Đấy là câu chuyện phải phối hợp với các hãng.

* Thời gian vừa qua để xảy ra ùn ứ khiến hành khách bức xúc. Ở vai trò ban giám đốc, ông có thấy trách nhiệm của cảng trong việc giải quyết cho hành khách?

- Chính vì trách nhiệm nên chúng tôi mới có những giải pháp như thế. Nếu không có trách nhiệm làm gì chúng tôi phải có giải pháp. Giải pháp không phải bây giờ mới có, khi xuất hiện ùn ứ đã yêu cầu anh em kỹ thuật đi phục hồi máy này, kiểm tra máy kia để đưa vào. Nếu không có trách nhiệm thì có làm thế không?

* Để đi lại suôn sẻ trong dịp lễ và hè tới, theo ông, cần phải có thêm giải pháp nào ngoài đầu tư máy soi chiếu?

- Việc đầu tiên là các hãng phải thực hiện đúng slot được cấp. Thứ hai, phối hợp giữa 6 hãng với cảng để điều phối ở các khung giờ cao điểm. Thứ ba, chúng tôi đang tăng cường nhân lực 100% để phục vụ cao điểm. Việc thứ tư là ý thức của hành khách, đặc biệt là tuân thủ 5K.

* Điều ông lo lắng rất đúng, việc khai báo y tế là bắt buộc. Vậy việc ùn ứ, không đảm bảo giãn cách thì sao?

- Cơ sở hạ tầng chúng tôi chỉ có thế.

* Nhiều ý kiến băn khoăn tại sao sân bay Tân Sơn Nhất không kích hoạt nhà ga quốc tế, bố trí lối soi chiếu ở đó để giải tỏa ách tắc. Hiện vướng thủ tục gì hay cảng ngại tốn kém chi phí?

- Tại vì nó liên quan đến hải quan, công an cửa khẩu và cả một dây chuyền. Muốn làm phải xây dựng hàng rào ngăn cách chứ hải quan và công an cửa khẩu không chấp nhận vách ngăn mềm hoặc căng dây. Chưa kể hiện nay mỗi hãng dùng một kiểu hệ thống điều khiển mạng nội bộ nên không thể dùng chung được.

Đại diện một hãng hàng không:

Nói quá tải do dùng máy bay to là chưa chuẩn

Nhận định của lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất rằng các hãng dùng máy bay lớn B787, A350 có lượng khách đông, tăng đột biến gây quá tải, ùn ứ ở khâu soi chiếu an ninh là chưa chuẩn. Hãng bay được cấp slot như thế nào, khai thác bằng máy bay gì, số lượng khách bao nhiêu, khả năng đáp ứng phục vụ của cảng như thế nào đều được tính toán, báo cáo rõ, được thông qua mới khai thác.

Sử dụng máy bay thân rộng, đặc biệt đường bay trục TP.HCM - Hà Nội giúp gián tiếp, trực tiếp giảm tải cho nhiều bộ phận của sân bay. Còn việc delay, cố tình dồn chuyến hoặc bán vé giờ chót, bây giờ không nên bàn việc này lỗi do đâu mà tập trung tìm giải pháp. Khâu soi chiếu an ninh ở sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc, nguyên nhân đã được Cục hàng không Việt Nam và Bộ GTVT họp và làm rõ. Hãng bay sẽ không bình luận về việc này mà tập trung giải pháp phục vụ hành khách tốt hơn.

C.TRUNG

"Hỏi câu đó là sỉ nhục chúng tôi"

* Những ngày ùn ứ, ông có trực tiếp xuống sảnh giải quyết?

- Hỏi câu đó là sỉ nhục chúng tôi, coi thường chúng tôi quá. Chúng tôi cực kỳ có trách nhiệm.

* Thời gian qua người dân bức xúc như vậy, thực lòng ông thấy thế nào?

- Nếu mà tôi đi, tôi cũng khó chịu. Bản thân mình ở trong đó mình còn không chịu được, mình còn khó chịu chứ đừng nói là ai.

* Vậy chứng kiến cảnh cực khổ do ùn ứ, nghe những lời bức xúc của người dân, thực lòng ông thấy thế nào?

- Thì tôi đã phải tìm ra các giải pháp, chỗ nào tăng được máy thì lắp, huy động thêm nhân sự, yêu cầu thêm đoàn viên thanh niên hỗ trợ, kể cả những ngày lễ...

Sân bay Tân Sơn Nhất mở 100% cửa soi chiếu, khách đi lại thông thoángSân bay Tân Sơn Nhất mở 100% cửa soi chiếu, khách đi lại thông thoáng

TTO - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày lễ giỗ Tổ đã mở 100% cổng soi chiếu, tăng thêm lực lượng hỗ trợ, hành khách đi lại bắt đầu thông thoáng hơn.

Xem thêm: mth.12662642212401202-nahn-neyugn-caot-ion-yab-nas-oad-hnal-tahn-nos-nat-gnohk-gnah-gnac-o-u-nu/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ùn ứ ở cảng hàng không Tân Sơn Nhất: Lãnh đạo sân bay nói 'toạc' nguyên nhân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools