vĐồng tin tức tài chính 365

Bị cáo Vũ Huy Hoàng khai không chỉ đạo về giá khi Sabeco thoái vốn

2021-04-22 15:48

Ông Vũ Huy Hoàng - cựu Bộ trưởng Công Thương - cho rằng, không chỉ đạo về giá khi Sabeco thoái vốn, bán lại cho tư nhân, dẫn đến Nhà nước "mất" khu đất vàng.

Ngày 22.4, tại phiên toà sơ thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Vũ Huy Hoàng - cựu Bộ trưởng Công Thương - là người thứ hai bị thẩm vấn.

Theo cáo buộc, Sabeco quản lý khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng (TPHCM) rộng 6.080m2 được dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nộp tiền thuê đất hàng năm.

Từ năm 2012 đến 2016, ông Vũ Huy Hoàng chỉ đạo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (đã bỏ trốn) cùng Vụ trưởng Phan Chí Dũng chỉ đạo Sabeco dùng quyền sử dụng khu đất và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.

Sau khi góp vốn và Sabeco đứng ra thực hiện xong các thủ tục pháp lý, ông Hoàng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh để hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật.

Tại toà, ông Hoàng khai, phân công cho bà Hồ Thị Kim Thoa (khi đó là Thứ trưởng Công Thương) theo dõi Vụ Công nghiệp nhẹ, trong đó có Sabeco. Thời điểm ông giữ chức bộ trưởng, Sabeco Land đã được thành lập để thực hiện dự án.

Toàn bộ hoạt động liên quan đến Sabeco là do bà Thoa và ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương - quản lý, phụ trách. Bản thân ông chỉ nắm thông tin về Sabeco qua các báo cáo, song không liên tục vì "không phụ trách".

Khi Sabeco Land xin được giải thể, thành lập liên danh mới, ông không có thông tin nào. Thời điểm đó, ông Phan Chí Dũng có báo cáo việc thay đổi nhà đầu tư mới, song không có phương án cụ thể.

Ông trình bày: Rút kinh nghiệm từ Sabeco Land, khi lựa chọn đối tác đầu tư cần phải trình bộ xem xét. Ông có nói thêm các doanh nghiệp phải đủ năng lực (tài chính) để triển khai dự án.

"Xây dựng trụ sở làm việc cho Sabeco và các đơn vị thành viên là nguyện vọng chính đáng. Hàng năm, Sabeco và các công ty con phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng để thuê văn phòng, rất đau xót" - bị cáo nói.

Sau khi Sabeco Pearl thành lập, được một thời gian, các nhà đầu tư đã đề nghị Sabeco thoái vốn.

Theo giải thích của bị cáo Hoàng, thời điểm tháng 11.2015, Chính phủ có Nghị định 91 yêu cầu doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước, thực hiện thoái vốn nên có lẽ nhà đầu tư nắm được.

Tuy nhiên, bị cáo không trả lời, vì không đúng thẩm quyền, nhưng ông chuyển văn bản cho Vụ Công nghiệp nhẹ, xem xét, xử lý báo cáo Bộ.

Sau khi chuyển văn bản của các nhà đầu tư, ông Dũng có hỏi ý kiến và đề nghị trước hết phải có ý kiến Bộ phận quản lý vốn Nhà nước tại Sabeco.

Bộ không có thẩm quyền trả lời trực tiếp. Sau đó, Sabeco đề xuất đồng ý, Vụ Công nghiệp Nhẹ mới dự thảo văn bản trả lời cho Sabeco chứ không phải nhà đầu tư.

Ngày 29.3.2016, bị cáo có chủ trì cuộc họp bàn nhiều vấn đề không chỉ thoái vốn. Cuộc họp này chủ yếu bàn về chủ trương thoái vốn, xây trụ sở, chứ không phải cuộc họp mang tính chất thẩm định giá thoái vốn.

Bị cáo trình bày tiếp rằng, giá sàn, giá tham khảo trích dẫn từ đề xuất Sabeco. Chứ bị cáo không kết luận chọn nhà đầu tư nào, phương án giá nào. Ngay tại thời điểm cuộc họp, bị cáo gạch bỏ hết phần giá cả.

Sau đó, bị cáo chỉ ghi: Tổng Công ty chủ động xây dựng giá, đảm bảo lợi ích cổ đông (trong đó có cổ đông Nhà nước). Đây là văn bản chính thức, kết luận về thoái vốn tại Sabeco.

Toà tiếp tục thẩm vấn các bị cáo.

Xem thêm: odl.462109-nov-iaoht-ocebas-ihk-aig-ev-oad-ihc-gnohk-iahk-gnaoh-yuh-uv-oac-ib/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bị cáo Vũ Huy Hoàng khai không chỉ đạo về giá khi Sabeco thoái vốn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools