Lãnh đạo các nước cùng tham gia Hội nghị lãnh đạo về biến đổi khí hậu ngày 22-4 - Ảnh: REUTERS
Phát biểu trực tuyến, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố quốc gia của ông sẽ giảm tiêu thụ than từ năm 2026 đến 2030 để hạn chế khí thải.
“Chúng tôi sẽ kiểm soát nghiêm ngặt các dự án năng lượng từ than. Chúng tôi sẽ giới hạn nghiêm việc tăng tiêu thụ than trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025), và bắt đầu giảm lượng tiêu thụ trong kế hoạch 5 năm lần thứ 15 (2026 - 2030)”, ông Tập tuyên bố.
Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới. Cam kết của ông Tập ngày 22-4 đồng nghĩa rằng lượng tiêu thụ than của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 và giảm xuống từ đó.
Cũng tại hội nghị ngày 22-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cam kết giảm một nửa lượng khí thải nhà kính đến năm 2030. Cụ thể, ông Biden đã công bố mục tiêu cắt giảm 50% - 52% lượng khí thải so với mức năm 2005.
“Đây là thập kỷ đòi hỏi chúng ta đưa ra những quyết định nhằm ngăn chặn các hệ quả tồi tệ nhất của khủng hoảng khí hậu”, ông Biden phát biểu từ Nhà Trắng.
Mục tiêu trên là nỗ lực mới Nhà Trắng để khuyến khích các nước phát thải lớn nâng mục tiêu đối phó biến đổi khí hậu lên cao hơn. Mỹ là quốc gia phát thải lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Washington đang cố gắng dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Anh, Nhật Bản, Canada, Nga và các quốc gia thuộc EU cũng hưởng ứng lời kêu gọi chống lại biến đổi khí hậu tại sự kiện nêu trên.
Trong khi Nhật cam kết giảm lượng khí thải 46%, Canada cũng tuyên bố cắt giảm 40% - 45% đến năm 2030.
Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Matxcơva sẽ tạo cơ chế khuyến khích đầu tư năng lượng sạch tại Nga.
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu là sự kiện trực tuyến diễn ra trong hai ngày 22 và 23-4.
Nhận lời mời của Tổng thống Joe Biden, tối 22-4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự phiên khai mạc trọng thể Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.
Trong khuôn khổ hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Tổng thống Joe Biden, thủ tướng Tây Ban Nha và tổng thống các nước Nigeria và Ba Lan tham dự và phát biểu tại phiên họp quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của hành động khí hậu" diễn ra vào tối 23-4.
TTO - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và sẽ phát biểu tại phiên họp quan trọng về chủ đề 'Các lợi ích kinh tế của hành động khí hậu'.
Xem thêm: mth.12092711222401202-iaht-ihk-maig-tac-tek-mac-couq-gnurt-gnuc-ial-ort-ym/nv.ertiout