Thực tế các huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hóa cao, quy mô dân số, điều kiện quy hoạch, nguồn lực đầu tư như hiện nay là chưa đảm bảo được nhu cầu phát triển. Việc chuyển đổi lên quận hoặc TP là hướng đi phù hợp. Tuy nhiên, đề án phải tính toán cụ thể về mặt quy hoạch, hướng phát triển, nguồn lực đầu tư, cơ chế quản lý…
Ông TRẦN NGỌC HỔ,
nguyên Chủ tịch UBND quận 12
Đề án càng rõ ràng thì lên quận hoặc TP mới thuyết phục
Về nguyên tắc thì những mặt lợi ích khi lên quận có thể tạm thấy qua việc đầu tư. Tuy nhiên, việc đầu tiên của đề án là TP phải xác định được mục tiêu của đề án là gì? Mục tiêu này cần phải được lượng hóa thông qua nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển của các huyện. Đồng thời dự đoán được trong năm năm, 10 năm tới sẽ như thế nào và đưa ra kế hoạch để tổ chức thực hiện.
Việc lượng hóa không thể chính xác tuyệt đối mà vẫn được phép có sai số. Chính vì vậy, cần có thêm các kịch bản để xử lý trong trường hợp có sai số tốt hơn hoặc xấu hơn. Có như thế thì mới thuyết phục được, còn nếu chỉ đưa ra mục tiêu bằng lời nói thì chỉ là viết văn.
Hiện nay do chưa có một bản nghiên cứu, rà soát, đánh giá toàn diện về hiện trạng chi tiết tình hình phát triển và đặc thù của từng huyện nên thời điểm này không có cơ sở để trả lời việc chuyển từ huyện lên quận là nên hay không nên, lên quận có gì khác với huyện? Là quận tốt hơn hay là để huyện tốt hơn? Việc lên quận, ai sẽ được hưởng lợi và hưởng lợi gì? Nguồn lực ở đâu? Cách thức thực hiện như thế nào? Những vấn đề này chỉ có thể trả lời thông qua đề án đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong trường hợp đề án ra đời mà vẫn còn quá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp thì cũng có nghĩa là TP vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh.
Nguyên một lãnh đạoquận Thủ Đức (cũ)
Xem thêm: lmth.664089-gnort-naht-cahn-nac-iahp-mchpt-iat-neyuh-5-ohc-iod-nel/iht-od/nv.olp