Những người ủng hộ việc xem thủ đô Washington D.C là tiểu bang xuất hiện gần tòa nhà Quốc hội Mỹ hồi tháng trước - Ảnh: AP
Ngày 22-4, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật xem thủ đô Washington D.C (hay District of Columbia - Quận Columbia) là tiểu bang thứ 51 của Mỹ. Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm có cuộc bỏ phiếu như vậy.
Theo Hãng tin Reuters, với tỉ lệ 216 phiếu thuận/208 phiếu chống, Hạ viện Mỹ (hiện do Đảng Dân chủ kiểm soát) đã thông qua sáng kiến này mà không nhận được sự ủng hộ của phía Đảng Cộng hòa. Dự luật giờ đây được chuyển tới Thượng viện Mỹ xem xét.
Người dân tại Washington D.C hiện nghiêng mạnh về phía Đảng Dân chủ. Nếu trở thành một tiểu bang, có thể Washington D.C sẽ có 2 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đại diện ở Thượng viện Mỹ, thay đổi cán cân quyền lực tại đây.
Mỗi tiểu bang của Mỹ được đại diện với hai thượng nghị sĩ bất kể dân số bang đó nhiều hay ít. Với 50 tiểu bang hiện tại, Thượng viện Mỹ đang có 100 ghế. Hiện nay Thượng viện Mỹ có 50 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ và 50 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa.
Nhiều thập niên qua, phía Đảng Dân chủ đã tán thành việc cấp tình trạng tiểu bang cho thủ đô Washington D.C.
Họ hi vọng sẽ tận dụng kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11-2020 với chiến thắng thuộc về ông Joe Biden cũng như quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện để thừa nhận một tiểu bang mới lần đầu tiên kể từ năm 1959 (năm mà Alaska và Hawaii gia nhập liên bang).
Các thành viên Đảng Dân chủ lập luận rằng việc xem Washington D.C là tiểu bang sẽ khắc phục điều sai trái nhiều thế kỷ qua, mà trong đó "hơn 700.000 công dân Mỹ đã đóng thuế liên bang, đã chiến đấu và thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh, đã phục vụ trong các bồi thẩm đoàn của chúng ta nhưng không có lá phiếu tại Thượng viện hay Hạ viện Mỹ", theo dân biểu Đảng Dân chủ Jan Schakowsky.
Theo Hãng tin Reuters, phía Đảng Cộng hòa cáo buộc Đảng Dân chủ "thâu tóm quyền lực" để thúc đẩy chương trình nghị sự "cực tả". Họ dự kiến sẽ ngăn chặn dự luật trên tại Thượng viện Mỹ, nơi cần có 60/100 thượng nghị sĩ đồng ý để thông qua hầu hết dự luật.
TTO - Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ngày 22-4, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Canada, Nhật Bản và các nước Liên minh châu Âu (EU) đã cùng cam kết cắt giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính tới năm 2030.
Xem thêm: mth.82272155032401202-c-d-notgnihsaw-15-uht-gnab-oc-gnoud-om-taul-ud-auq-gnoht-ym-neiv-ah/nv.ertiout