vĐồng tin tức tài chính 365

Đưa 'chất xám' vào nông sản

2021-04-24 09:58

Đưa 'chất xám' vào nông sản

Nội dung: Trung Chánh - Trình bày: Thu Trang

 

(KTSG Online) – Đa số các loại rau quả Việt Nam, từ khi thu hoạch đến tiêu thụ chỉ có vỏn vẹn 7 ngày. Điều này, tạo áp lực rất lớn đối với người trồng trọt, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thấu hiểu áp lực ấy, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hạnh Nguyên đã quyết định “rẽ hướng” sang lĩnh vực logistics để hỗ trợ nhà nông bằng việc đầu tư 2.500 tỉ đồng vào Trung tâm logistics nông sản xuất khẩu ở tỉnh Hậu Giang.

 

Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hạnh Nguyên đã có 10 năm tham gia vào việc chế biến rau quả và nông sản xuất khẩu, dự nhiều hội chợ quốc tế tại Mỹ, châu Âu, Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc. Chứng kiến sự phát triển ngành nông nghiệp của những quốc gia này, ông Phạm Tiến Hoài, Tổng giám đốc Hạnh Nguyên logistics của Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hạnh Nguyên luôn trăn trở, ấp ủ một điều, đó là làm sao cho ngành nông sản, trái cây Việt Nam có thể cạnh tranh và phát triển như các nước. “Trong tình hình phát triển như hiện nay, tôi nghĩ rằng mình cần đầu tư thêm nhiều chất xám trong ngành chế biến nông sản và rau quả Việt Nam”, ông Hoài chia sẻ.

Trong khi đó, như chúng ta đã biết, trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hoạch theo mùa vụ. Đặc biệt, hầu hết các loại trái cây ở khu vực này, từ khi thu hoạch đến tiêu thụ chỉ có tối đa là bảy ngày, tạo áp lực rất lớn cho bà con nông dân.

“Vì vậy, nếu chúng ta đầu tư chất xám, công nghệ cao vào sản phẩm thông qua quá trình chế biến sâu như: hệ thống dây chuyền, máy móc để làm nước ép trái cây cô đặc hay đông lạnh, làm mứt, trái cây sấy dẻo…, thì sẽ làm tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian lưu trữ của trái cây tươi. Qua đó, giúp phát triển ngành kinh doanh nông sản và trái cây tươi của Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế nông nghiệp mũi nhọn, bên cạnh ngành lúa gạo”, ông Hoài cho biết.

 

Hơn nữa, một số hạn chế trong việc thu hoạch, tiêu thụ cũng khiến cho bà con nông dân gặp nhiều khó khăn và luôn gặp phải tình trạng “giải cứu nông sản”. Đặc biệt, những hạn chế, khó khăn về logistics cũng đã khiến cho trái cây, nông sản của ĐBSCL chưa thể vươn đến được tầm khu vực và ra khắp thế giới. Ông Hoài chia sẻ, muốn phát triển được như các nước để gia tăng sức cạnh tranh, thì việc kéo giảm chi phí trong sản xuất là hết sức quan trọng. Bởi, thực tế hiện nay, chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm, thậm chí cao một cách bất hợp lý, chính là chi phí logistics với 30%.

Thấu hiểu những khó khăn trên của nhà nông và hiểu rõ vai trò quan trọng của chuỗi dịch vụ logistics đối với nền kinh tế mà trong đó có ngành chế biến và xuất khẩu nông nghiệp, ông Hoài đã quyết định “rót” 2.500 tỉ đồng vào Trung tâm logistics nông sản xuất khẩu tại tỉnh Hậu Giang.

 

Theo đó, với bối cảnh sản xuất nông sản ngày càng phát triển và cạnh tranh từ thị trường nội địa cho đến thị trường xuất khẩu, thì việc sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chất lượng không ổn định, thiếu ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như chưa tiếp cận được những phương thức bảo quản sau thu hoạch, kèm theo chi phí vận chuyển cao…, đã trở thành rào cản khi nông sản Việt tiếp cận với thị trường.

Trong khi đó, thị trường hiện nay hiếm có doanh nghiệp đứng ra cung cấp các dịch vụ từ khâu bắt đầu canh tác cho đến bảo quản sau thu hoạch và tìm đầu ra cho nông sản. Chính vì vậy, ông Hoài đã cho ra đời Trung tâm logistics nông sản xuất khẩu Hậu Giang. “Với mảng logistics, tại ĐBSCL còn nhiều hạn chế và khó khăn, điều này đã thôi thúc tôi “rẽ hướng” sang logistics để làm điều gì đó có ý nghĩa, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, giúp cho cuộc sống của bà con nông dân đỡ vất vả, ấm no hơn, nền kinh tế của ĐBSCL sẽ phát triển hơn trong thời gian sắp tới”, ông Hoài chia sẻ.

Theo ông Hoài, mục tiêu lớn nhất của trung tâm này là để phục vụ bà con nông dân, thay đổi thói quen và tập quán của người nông dân. “Trước đây, khi chuẩn bị thu hoạch trái cây, bà con có thói quen là kêu chủ vựa thu mua lại vườn và chốt giá ngay lúc đó", theo ông Hoài.

Tuy nhiên, ông Hoài cho rằng, đây là giai đoạn bà con nông dân cũng gặp rất nhiều khó khăn. “Ví dụ, với quả xoài, từ sau khi thu hoạch, thì trong vòng 3 ngày, bà con phải bán gấp vì để lâu hơn sẽ hư. Như vậy, áp lực chốt giá và bán của bà con chỉ giới hạn trong vòng 7-10 ngày và việc chốt giá chỉ diễn ra tại vườn, thiếu thông tin nên giá cả sẽ không minh bạch”, ông dẫn chứng.

Với những mục tiêu đặt ra khi thành lập Hạnh Nguyên logistics, ông Hoài hy vọng mô hình trung tâm logistics “một điểm đến đa dịch vụ” này sẽ giúp nâng tầm vị thế nông sản Việt Nam và tối ưu hoá chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam ở thị trường quốc tế. Qua đó, giải quyết triệt để thực trạng “giải cứu nông sản” vốn đã nhức nhối nhiều năm qua, giúp đời sống của bà con nông dân khấm khá lên, góp phần thúc đẩy và phát triển nền kinh tế của nước ta.

Với trung tâm logistics của Hạnh Nguyên, ông Hoài cho rằng, đơn vị này sẽ giúp bà con lựa rửa, phân loại, đóng gói, chiếu xạ và bảo quản trong kho mát với nhiệt độ thích hợp nhất. “Vì vậy, trái xoài được tăng thời gian bảo quản lên đến 90 ngày và trong giai đoạn này, bà con có quyền thương lượng giá một cách công bằng và minh bạch”, ông cho biết và giải thích, bởi tại trung tâm có nhiều thương nhân nội địa lẫn quốc tế, nên bà con sẽ có cơ hội để chào bán cho đơn vị trả giá phù hợp nhất.

 

 

 

Xem thêm: lmth.nas-gnon-oav-max-tahc-aud-/316513/fl/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đưa 'chất xám' vào nông sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools