Trong bối cảnh ngành ngân hàng đang có nhiều triển vọng tích cực, các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn đang phân bổ tỷ trọng lớn vào nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Quỹ Dragon Capital vừa thông báo đã bán ròng 1,86 triệu cổ phiếu mã KDH của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong đó quỹ thành viên Grinling International Limited đã bán 2 triệu cổ phiếu trong khi Norges Bank lại mua 142.900 cổ phiếu KDH. Sau giao dịch, tổng sở hữu của nhóm Dragon Capital tại Khang Điền giảm từ 57,07 triệu cổ phiếu KDH chiếm tỷ lệ 10,21% xuống còn 55,21 triệu cổ phiếu, tương đương chiếm tỷ lệ 9,88%.
Cũng trong ngày 19.4, quỹ thành viên Amersham Industries Limited thuộc Dragon Capital cũng đã bán 289.900 cổ phiếu CII của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Sau giao dịch, Dragon Capital giảm tỷ lệ sở hữu tại CII từ tỷ lệ 9,05% xuống còn chiếm tỷ lệ 8,93%, tương hơn 21,34 triệu cổ phiếu. Gần đây, Dragon Capital bắt đầu thoái bớt vốn tại CII với tổng số cổ phiếu đã bán ra cũng gần 4 triệu cổ phiếu trong tháng 4.2021
Trong khi đó, trong bối cảnh ngành ngân hàng đang có nhiều triển vọng tích cực, các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn đang phân bổ tỷ trọng lớn vào nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu ACB của 2 quỹ thuộc nhóm Dragon Capital, với tổng khối lượng cổ phiếu đã mua gần 9 triệu cổ phiếu ACB. Theo đó, từ ngày 19.3 - 16.4, quỹ Norges Bank (thuộc Dragon Capital) đã mua vào gần 8,56 triệu cổ phiếu ACB trên tổng số 10 triệu cổ phiếu đăng ký.
Đồng thời, từ ngày 23.3 đến 16.4, quỹ Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (SSMIT) - thuộc Dragon Capital đã mua được 368.000 cổ phiếu trên tổng số 500.000 cổ phiếu đăng ký. Cả Norges Bank và SSMIT đều không sở hữu cổ phần nào tại ACB trước khi hoàn tất các giao dịch trên. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu tại của hai quỹ trên tại ngân hàng lần lượt tăng lên 0,396% và 0,017%. Ước tính theo thị giá cổ phiếu ACB trong khoảng thời gian thực hiện giao dịch, hai quỹ thành viên của Dragon Capital có thể đã chi ra khoảng 300 tỷ đồng để mua vào gần 9 triệu cổ phiếu ACB.
Nhóm ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu danh mục của quỹ tỷ đô VEIL do Dragon Capital quản lý. Đơn cử, Pyn Elite Fund phân bổ 37% danh mục đầu tư vào 4 cổ phiếu ngân hàng gồm CTG, HDB, TPB, MBB. Tương tự, quỹ quy mô lớn nhất thị trường là Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) cũng phân bổ 34,7% danh mục (tính đến 26/2/2021) vào nhóm ngân hàng.
Tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng trong danh mục vượt xa nhóm đứng sau là bất động sản (27,4%), hay vật liệu và tài nguyên (12%). Tại thời điểm cuối tháng 2, quy mô tài sản ròng của quỹ VEIL là hơn 2 tỷ USD. Ước tính giá trị cổ phiếu ngân hàng trong danh mục của quỹ VEIL đạt gần 700 triệu USD.
Không nằm ngoài xu hướng, quỹ ngoại quy mô 150 triệu USD là Vietnam Holding cũng đang phân bổ tỷ trọng lớn nhất với 27% vào cổ phiếu nhóm ngân hàng. Những mã được quỹ này nắm giữ nhiều nhất có CTG (tỷ trọng 8,5%), VPB (6,8%), MBB (5,4%).
Theo đánh giá của ông Nguyễn Duy Phương, chuyên viên phân tích cao cấp của quỹ DG Investment, nhóm ngân hàng Việt Nam được dự báo có sự tăng trưởng vượt bậc về lợi nhuận trong một năm thuận lợi. Thực tế, trong năm COVID-19 thứ nhất, lợi nhuận của các ngân hàng tăng, cho dù đã phải trích lập dự phòng cho các khoản vay. Năm 2021, ngân hàng trở lại trạng thái bình thường mới và dự báo tăng trưởng lợi nhuận cao. Cổ phiếu ngân hàng Việt Nam sẽ có mức tăng đáng kể. Đó cũng là nguyên nhân khiến có sự chuyển dịch trong tỷ lệ nắm giữ của các quỹ đầu tư ngoại.
Mặc dù đánh giá nhóm cổ phiếu ngân hàng còn triển vọng tăng trưởng, song room ngoại còn lại tại các ngân hàng rất ít, thậm chí nhiều nhà băng phải khóa room ngoại để chờ cơ hội thu hút vốn. Do đó, các ngân hàng có vốn nhà nước cũng đã từng có kiến nghị được nới room ngoại lên 49%, nhằm thu hút vốn tăng năng lực tài chính, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Xem thêm: odl.271209-gnah-nagn-ueihp-oc-mog-nas-gnod-tab-ior-iv-uahk-iod-iaogn-yuq/et-hnik/nv.gnodoal