Theo báo cáo toàn diện, những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh "không thể ngăn cản" của Ấn Độ khiến người ta có cảm giác giống như đang quay trở lại thời kỳ đầu năm 2020.
Gần 1 triệu người được chẩn đoán bị nhiễm Covid-19 chỉ trong vòng 3 ngày; trung bình cứ 4-5 phút lại có một người chết ở thủ đô New Delhi.
Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu nhưng không có giường; con người bất lực và chỉ có thể chứng kiến cái chết của người thân ngay trước mặt.
Tại sao ở đất nước này - quốc gia khởi xướng kế hoạch tiêm chủng ngay sau khi vắc-xin Covid-19 ra đời, lại bị dịch bệnh hành hạ nặng nề chỉ trong vài tháng?
Sau đây là 4 lý do được cho là "đổ dầu vào lửa, thêm mưa khi tuyết đang rơi" gây ra thảm kịch vượt qua các kỷ lục thế giới từ trước đến nay.
1, Buông lỏng cảnh giác chính là "thêm dầu vào lửa"
Vào cuối năm 2020, các quan chức Ấn Độ thông báo rằng nước này đã đảo ngược đường cong trên biểu đồ dịch bệnh, và tình hình có vẻ rất tốt.
Vào đầu năm 2021, tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đã giảm dần và số ca nhiễm mới trong một ngày giảm xuống dưới 10.000. Tính đến giữa tháng 2/2021, Ấn Độ có trung bình 11.000 trường hợp mắc mới trong một ngày và số ca tử vong trung bình vào ngày 7 là dưới 100 người.
Chính từ kết quả này, cả chính quyền và người dân bắt đầu thả lỏng cảnh giác. Nhiều hoạt động tôn giáo và bầu cử chính trị tiếp tục được tổ chức.
Các quan chức cấp cao và các nhà lãnh đạo tôn giáo đã tham dự các cuộc họp quy mô lớn có sự tham gia của người dân. Nhiều người đã không thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ bản như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.
Ngày 12/4 theo giờ địa phương, hơn 2 triệu người hành hương theo đạo Hindu đã tập trung bên bờ sông Hằng để tắm sông mừng Lễ hội Kumbh Mela, hầu hết họ đều không đeo khẩu trang. Vì số lượng người tham gia quá đông nên cảnh sát Ấn Độ hoàn toàn không thể áp dụng các biện pháp hạn chế.
Không có gì đáng ngạc nhiên, sau Đại lễ này, số ca bệnh mới được chẩn đoán ở Ấn Độ đã nhiều lần đạt mức cao kỷ lục mới. Vào ngày 24/4 theo giờ địa phương, số ca mắc mới trong một ngày đã vượt quá 300.000 ca, và tăng trong 3 ngày liên tiếp. Trung bình cứ 4-5 phút lại có một người chết vì Covid-19 ở thủ đô New Delhi.
2, Thiếu bác sĩ và thuốc dẫn đến số ca tử vong tăng cao
Là một quốc gia có tổng dân số gần 1,4 tỷ người, tầng lớp trung lưu trở xuống của xã hội Ấn Độ luôn gặp vấn đề về việc thiếu chăm sóc y tế và thuốc men. Dịch bệnh Covid-19 đã làm trầm trọng thêm vấn đề này.
Tiến sĩ Gegia, chuyên gia tư vấn tại Bệnh viện Sir Gangaram ở New Delhi, Ấn Độ cho biết, do bệnh nhân tăng đột biến nên không có đủ giường trong phòng cấp cứu. "Chúng tôi không có nhiều nguồn cung cấp oxy như vậy.
Những nơi cung cấp oxy đã quá đông. Bệnh nhân phải tự mang bình oxy rỗng vào, nhưng có thể không có oxy để cung cấp cho họ. Chúng tôi đều muốn giúp họ, nhưng không đủ giường, và không có oxy để cung cấp cho bệnh nhân cấp cứu".
Ông nói: "Tất cả các đường dây điện thoại của chúng tôi đều trong tình trạng bận. Mọi người liên tục gọi đến đường dây kêu gọi sự trợ giúp. Bên ngoài bệnh viện cũng hỗn loạn: xe cấp cứu dừng lại và bệnh nhân muốn xuống, nhưng vấn đề là không còn giường".
Bác sĩ Singha, một chuyên gia chăm sóc đặc biệt ở thành phố Kolkata, miền đông Ấn Độ, cho biết: "Tôi chưa bao giờ thấy điều này trước đây trong phòng chăm sóc đặc biệt trong suốt 20 năm qua".
Ngày và đêm đều rơi vào cảm giác bất lực, lo lắng và sợ hãi, và những tin dữ tàn nhẫn liên tục đến.
Tất cả các thiết bị nhu cầu cấp cứu đều thiếu hụt hoặc chỉ có thể được tìm thấy trên thị trường chợ đen.
Ở các vùng Gujarat, Uttar Pradesh và Haryana cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Không quân Ấn Độ đang cung cấp bình oxy và vật tư đến các vùng khác nhau của đất nước.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gần đây đã gặp gỡ các bộ trưởng và các nhà sản xuất oxy của các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ông yêu cầu các bang hợp tác để ngừng tích trữ và giao dịch chợ đen, đồng thời cho biết chính phủ cũng đang xem xét chuyển đổi thêm oxy công nghiệp để nó có thể được sử dụng cho việc điều trị y tế nhằm giảm bớt khủng hoảng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
3, Kế hoạch tiêm chủng "lý thuyết khác quá xa thực tiễn"
Đối với Ấn Độ, quốc gia đang tham vọng lên kế hoạch triển khai tiêm chủng, giữa lý tưởng và thực tế còn một khoảng cách rất xa.
Ngay từ giữa tháng 1/2021, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khởi xướng kế hoạch tiêm chủng cho hơn 1,3 tỷ người. Ông tự hào tuyên bố với người dân Ấn Độ rằng kế hoạch tiêm chủng này đã thể hiện khả năng của Ấn Độ với thế giới.
Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 4, Ấn Độ mới chỉ nhận được khoảng 130 triệu liều vắc xin, con số này còn lâu mới đủ để tạo ra yêu cầu về "miễn dịch cộng đồng". Hơn nữa, việc tiêm chủng sớm chỉ giới hạn ở các nhóm ưu tiên như nhân viên y tế, nhân viên tuyến trên, người trên 45 tuổi.
Mặc dù Ấn Độ đã đình chỉ xuất khẩu vắc xin Covid-19 vào cuối tháng 3, nhưng đến giữa tháng 4, các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin tình trạng thiếu vắc xin ở một số bang, và hàng trăm trung tâm tiêm chủng đã phải đóng cửa, số lượng còn lại chỉ đủ sử dụng cho một hoặc hai ngày.
Chính phủ Ấn Độ ngày 19/4 tuyên bố rằng từ ngày 1/5, tất cả người lớn trên 18 tuổi sẽ được chủng ngừa vắc xin. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là thiếu hụt nguồn cung vắc xin hiện có có thể tiếp tục làm chậm tốc độ tiêm chủng phổ cập theo kế hoạch.
4, Sự đột biến của Virus càng làm cho tình hình tệ hơn, như "thêm mưa khi tuyết đang rơi"
Điều đáng lo ngại hơn nữa là, không giống như lần bắt đầu bùng phát vào năm 2020, loại coronavirus mới của Ấn Độ đã đột biến và lại đột biến một lần nữa, tức đột biến kép.
Các chuyên gia Ấn Độ ngày 25/3 thông báo đã phát hiện một biến thể "đột biến kép" của loại coronavirus mới trong các mẫu thu thập từ các bang khác nhau.
Hãng truyền hình Anh (BBC) dẫn lời nhà virus học Jameel giải thích rằng đột biến kép ở các vùng quan trọng của protein đột biến của virus có thể khiến virus dễ lây lan hơn. Ông nói rằng sự đột biến của virus là "lời giải thích hợp lý" duy nhất cho sự gia tăng số ca mắc trong các trường hợp đã được xác nhận.
Jameel cũng nói rằng, việc sàng lọc các đột biến virus của Ấn Độ là "tương đối muộn". Tính đến tháng 12/2020, chỉ có 5.000 mẫu được giải trình tự và "không có hành động phối hợp nào".
Ông chỉ ra rằng vào tháng 1, Ấn Độ đã hành động để điều phối các phòng thí nghiệm khác nhau để tăng tốc, và bắt đầu hoạt động vào tháng 2, nhưng "thật không may, đợt thứ hai (dịch bệnh) đã bắt đầu".
Trong một đại dịch, việc giải trình tự gene rất quan trọng vì nó cho phép các nhà khoa học theo dõi những thay đổi của virus.
Hiện tại, các quan chức y tế Anh cũng đang điều tra xem liệu virus "đột biến kép" của Ấn Độ có khả năng lây lan cao hơn và liệu nó có thể tránh được sự bảo vệ miễn dịch do vắc xin cung cấp hay không.
Tiến sĩ Camille, một nhà virus học tại Đại học Bang Louisiana, Hoa Kỳ cho biết, một dạng virus đột biến được tìm thấy ở Ấn Độ tương tự như dạng virus đột biến được tìm thấy ở Nam Phi và Brazil. Và đột biến này có thể giúp virus tránh khỏi các kháng thể trong hệ thống miễn dịch, có thể chống lại virus SAR-CoV-2 mới dựa trên kinh nghiệm nhiễm hoặc tiêm vắc xin trước đó.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Tình hình ở Ấn Độ là một lời nhắc nhở đáng buồn rằng virus có thể hoành hành như vậy. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng tiêm phòng không có nghĩa là có thể ngăn ngừa được nhiễm trùng.
Ngay cả khi đã được tiêm vắc xin, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cần được thực hiện và không được xem nhẹ".
*Theo News, Yunnan
Vân Hồng
Doanh nghiệp tiếp thị