Theo đó, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam năm 2019 chỉ đạt 1,67%, mức rất thấp. Đây là chỉ dấu rất đáng quan ngại, cho thấy khả năng hiện thực hóa các lợi ích xuất khẩu trực tiếp từ Hiệp định này của Việt Nam còn hạn chế.
Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường đã phê chuẩn CPTPP chỉ đạt kim ngạch xấp xỉ 2019.
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP trong năm thứ 2 này đã được cải thiện đạt 4%, song vẫn là tỷ lệ thấp.
Nguyên nhân theo đại diện Bộ Công Thương là bởi hiệp định có nhiều quy định phức tạp. Cùng với đó quy tắc xuất xứ có nhiều điểm mới và khác biệt so với các FTA khác, đòi hỏi thời gian để tìm hiểu và điều chỉnh sản xuất.
Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, kể cả các đối tác FTA ngày càng gia tăng, dẫn đến các vụ việc về áp thuế phòng vệ thương mại, các rào cản thương mại mà các nước nhập khẩu có thể đặt ra cũng có thể gây khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
“Miếng bánh” thị trường CPTPP còn rất lớn VTV.vn - Sau 2 năm tham gia Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu khai thác được những ưu đãi từ hiệp định như: thuế quan, thị trường mới. | CPTPP thúc đẩy thương mại Việt Nam - Canada VTV.vn - Sau 2 năm thực thi CPTPP, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Canada đã đạt con số kỷ lục 8,9 tỷ USD. | Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh VTV.vn - Đây là khẳng định của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết bình luận của Việt Nam trước việc Anh chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.87105628072401202-4-tad-ihc-iom-pptpc-ut-nauq-euht-iad-uu-gnud-nat-uahk-taux/et-hnik/nv.vtv