vĐồng tin tức tài chính 365

Khi địa phương 'ngắm nghía' dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao

2021-04-27 13:24

Khi địa phương 'ngắm nghía' dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao

Vân Ly

(KTSG Online) - Trước đây, việc thu hút đầu tư nước ngoài của các tỉnh thường thụ động, do nhà đầu tư tìm đến. Song, các tỉnh cho biết hiện họ chủ động tìm kiếm để có thể lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài (FDI) với những dự án sử dụng công nghệ cao, ít diện tích, nhân lực...

Thông tin trên được lãnh đạo các tỉnh thành cho biết tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối Địa phương – Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội” do Bộ Ngoại giao và Vietnam Economic Times phối hợp tổ chức vào chiều 26-4.

Nhiều lãnh đạo các tỉnh thành tham gia Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối Địa phương – Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội” do Bộ Ngoại giao và Vietnam Economic Times phối hợp tổ chức. Ảnh: BTC cung cấp

FDI hàm lượng công nghệ cao được chào đón

Tại sự kiện nêu trên, ông Lê Duy Thành, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết mặc dù Covid-19, số vốn FDI thu hút được của Vĩnh Phúc vẫn tăng hơn 20% so với cùng kỳ 2020, đạt hơn 200 triệu đô la Mỹ. Theo ông Thành, chuyện chờ đợi nhà đầu tư tìm đến nay không còn phù hợp nữa mà thay vào đó tỉnh đã chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư, thậm chí bằng những cách thức mạnh và tích cực hơn cả nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư về các tỉnh.

Ví dụ, khi dịch Covid-19 xảy ra phá hủy hết các mô hình xúc tiến đầu tư theo kiểu truyền thống gặp mặt trao đổi, kết nối giao thương đang hồi bùng nổ trên toàn cầu, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương sớm tổ chức các hội nghị trực tuyến để các nhà đầu tư khắp thế giới ngồi ở đất nước họ mà vẫn tiếp nhận được thông tin đầu tư nhanh nhất và kịp thời nhất.

“Chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn của hoạt động xúc tiến đầu tư. Thời điểm này, các mô hình tăng trưởng của các địa phương đã thay đổi, do đó mục tiêu thu hút các loại hình và cơ cấu đầu tư đã thay đổi. Những dự án sử dụng nhiều lao động, sử dụng nhiều đất và công nghệ không cao giờ đây không còn được chào đón”, ông Thành  nói và khẳng định thêm về nỗ lực thu hút nhà đầu tư của tỉnh: "Doanh nghiệp FDI cần gì, Vĩnh Phúc có đấy".

Bắc Ninh cũng là địa phương có nhiều dự án FDI đáng chú ý trong thời gian qua. Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho hay Bắc Ninh đã bắt tay vào việc quy hoạch các khu công nghiệp từ năm 1997 và đến nay đã phát triển được 16 khu công nghiệp tập trung, 26 khu công nghiệp và một khu công nghiệp công nghệ thông tin với diện tích đất trên 8.000 ha. Cả tỉnh có 1.581 dự án FDI với tổng giá trị đầu tư 20 tỉ đô la Mỹ. Trong thời gian tới, Bắc Ninh sẽ ưu tiên cho các dự án ít sử dụng đất và ít sử dụng nhiều lao động, tập trung vào các dự án có vốn đầu tư cao và hàm lượng công nghệ cao.

Bí Thư tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng thì cho biết Hải Dương cũng xem phát triển doanh nghiệp là sự phát triển của địa phương và nuôi khát vọng trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao hỗ trợ khu vực đồng bằng sông Hồng và phía Bắc. Hải Dương có tiềm năng đầu tư FDI lớn nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, còn nhiều dư địa để phát triển. Tỉnh này có 11 khu công nghiệp và lấp đầy trên 80% tổng diện tích 3.500ha. Nhằm thu hút vốn đầu tư, Hải Dương mới thành lập thêm bốn khu công nghiệp với tổng diện tích trên 2.000ha. Hải Dương đang thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao hỗ trợ khu vực đồng bằng sông Hồng và phía Bắc.

Mặc dù làn sóng Covid-19 vừa diễn ra, Hải Dương là 1 trong những ổ dịch lớn của cả nước, song ông Thăng cho hay tỉnh này không chỉ chống dịch thành công mà còn đảm bảo sản xuất an toàn. Trong thời điểm đại dịch, một lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ với ông Thăng về việc đơn hàng của họ ở Việt Nam đứng đầu thế giới, vì các nước trên thế giới không sản xuất được do Covid-19, còn nhà máy của họ tại Hải Dương vẫn đảm bảo sản xuất an toàn.

Cần có cách tiếp cận mới về thu hút FDI

Ông Thăng cho rằng Hải Dương là tỉnh có số lượng doanh nghệp FDI lớn. Qua 20 năm tỉnh này đã có 485 doanh nghiệp FDI đầu tư tổng số vốn 9,1 tỉ đô la Mỹ. Hải Dương đánh giá cao đóng góp FDI vào sự phát triển của tỉnh này. Giai đoạn 2016 -2020 tổng giá trị xuất khẩu của Hải Dương 32 tỉ đô la Mỹ. Năm 2020 xuất khẩu của tỉnh này 7,7 tỉ đô la Mỹ, gấp 1,5 lần so với 2019.

Mặc dù đánh giá cao FDI nhưng ông Thăng cho rằng cần có cách tiếp cận mới về thu hút FDI. Bởi các doanh nghiệp FDI tốt ổn định liên tục mở rộng nhưng gắn kết với doanh nghiệp địa phương không nhiều. Chuỗi giá trị doanh nghiệp địa phương tham gia được chủ yếu nằm phân khúc như may mặc, da dày, linh kiện cho sản xuất ô tô và cơ khí… Tỷ trọng các sản phẩm này trong giá trị xuất khẩu khoảng dưới 30% và ty suất đầu tư trên một héc-ta đất công nghiệp không cao, năng suất lao động chưa lớn.

“Phải xem xét lại đóng góp hiệu quả của doanh nghiệp FDI 20 năm qua với Hải Dương và 30 năm qua với Việt Nam đứng trên giá trị năng suất lao động, thu nhập lao động, diện tích đất sử dụng cũng như môi trường”, ông Thăng thẳng thắn nhìn nhận.

Ông Thăng đồng tình với ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra về việc cần có cách tiếp cận thu hút FDI mới theo hướng tăng tỷ suất đầu tư trên một đơn vị diện tích, tăng hàm lượng khoa học công nghệ vào dòng vốn đầu tư, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó ông Thằng còn cho rằng cần tiếp cận thu hút FDI phù hợp với vị thế của địa phương, tiếp nhận có điều kiện và tiếp nhận với điều kiện hạ tầng tốt. Nên xây dựng hạ tầng khu công nghiệp sinh thái tạo ra chuỗi giá trị để doanh nghiệp FDI tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn.

Còn ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cho hay quy mô nền kinh tế của Vĩnh Phúc đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1997 đến nay Vĩnh Phúc đã có sự tăng trưởng vượt bậc, như thu ngân sách tăng 300 lần. Ở Vĩnh Phúc, doanh nghiệp FDI chiếm đến trên 70% trong cơ cấu kinh tế hiện nay.

Vĩnh Phúc đã chuẩn bị rất tốt các điều kiện để thu hút FDI như chủ động quy hoạch các khu công nghiệp để tạo môi trường thu trường thu hút đầu tư. Cùng với đó chuẩn bị cả hệ sinh thái công nghệ, hạ tầng... phục vụ cho các nhà đầu tư.

“Bên cạnh kiên trì thu hút các dòng vốn FDI để phát triển cần tính lại, lựa chọn dự án có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao để có thể tạo ra giá trị và thân thiện với môi trường, đó là những điều Vĩnh Phúc cân nhắc trong thời gian tới. Chú trọng hơn đến các FDI có tỷ lệ nội địa hoá cao, có doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng,” ông Thành nói.

Cũng là tỉnh có tổng vốn đầu tư FDI thu hút được trong những năm qua là 20 tỉ đô la, ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND Hải Phòng cho hay để thu hút đầu tư thời gian tới, thành phố biển này sẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong 5 năm. Quyết liệt cải cách hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố này còn luôn dành một quỹ đất sạch cho nhà đầu tư và đưa điện, nước sẵn sàng đến các khu công nghiệp.

“Ngoài ra, hằng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh còn gặp mặt các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn. Thêm nữa còn chú trong đào tạo nhân lực với ba trường đại học và hàng chục trường đào tạo nghề. Sắp tới, Hải Phòng sẽ chăm sóc kỹ cảng nước sâu và tiếp tục phát triển cảng biển. Trong năm năm tới, sẽ triển khai thêm bốn cầu tàu ở cảng nước sâu... nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư FDI” ông Thọ nói.

Có mặt tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thừa nhận Cần Thơ là thành phố trung tâm của 13 tỉnh 20 triệu dân của ĐBSCL nhưng hạ tầng giao thông kết nối và việc thu hút FDI trong thời gian qua còn khiêm tốn.
Vì vậy, ông Hồng cho biết trong các định hướng thời gian tới không những thành phố Cần Thơ mà các tỉnh ĐBSCL ngoài hệ thống sân bay quốc tế, cảng biển mà còn được đầu tư đường bộ, đường cao tốc từ TPHCM về Cần Thơ và đầu tư xe điện từ TPHCM tới Cần Thơ tạo kết nối giao thông kết nối nhà đầu tư.
“Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị ban hành cho phép Cần Thơ cơ chế đặc thù ưu đãi để thu hút nhà đầu tư thời gian tới. Cần Thơ đang phối hợp với các Bộ ngành xây dựng Nghị quyết để trình Chính phủ thời gian tới. Trong đó cơ chế đặc thù về tài chính, thuế, đất đai, đầu tư cũng như thủ tục đầu tư, cải cách hành chính, môi trường đầu tư... Do đó Cần Thơ và ĐBSCL mong thời gian tới thu hút đầu tư trong và ngoài nước”, ông Hồng nói.

Xem thêm: lmth.oac-ehgn-gnoc-gnoul-mah-oc-idf-na-ud-aihgn-magn-gnouhp-aid-ihk/067513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi địa phương 'ngắm nghía' dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools