Vậy có cách nào tôi có thể buộc chủ đất trả lại tiền không?
Luật sư tư vấn
Theo điều 188 Luật Đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 điều 168 của Luật này
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
Do đó, mảnh đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án thì mảnh đất sẽ không được phép chuyển nhượng.
Việc người chuyển nhượng đất biết đất thuộc trường hợp không được phép chuyển nhượng nhưng vẫn cố tình chuyển nhượng nên hợp đồng đặt cọc trước đó sẽ bị vô hiệu, theo điều 123 Bộ luật dân sự 2015 (Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu).
Hậu quả của giao dịch vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại điều 131 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, người chuyển nhượng buộc phải trả lại số tiền đã nhận từ bạn. Trường hợp khi bạn đòi mà người chuyển nhượng không trả lại, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và người chuyển nhượng phải bồi thường cho bạn khoản tiền thiệt hại phát sinh.
Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Xem thêm: lmth.2935624-na-hnah-iht-neib-ek-aot-gnohp-ib-tad-mahn-aum-ihk-ig-mal/ten.sserpxenv