vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc tăng mua ván bóc từ Việt Nam và có dấu hiệu 'né' thuế

2021-04-27 18:08

Trung Quốc tăng mua ván bóc từ Việt Nam và có dấu hiệu 'né' thuế

Lê Hoàng

(KTSG Online) - Trung Quốc đang gia tăng thâu mua loại ván bóc từ Việt Nam. Tình trạng này kéo dài khiến các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất gỗ dán Việt Nam lo lắng vì phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất hàng trong nước, cũng như khiến chi phí sản xuất tăng cao.

Ván bóc được làm từ các loại gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ mỡ, gỗ bồ đề, gỗ cao su rừng trồng... là nguyên liệu để sản xuất gỗ dán (ván ép). Theo các doanh nghiệp sản xuất gỗ ván trong nước, từ tháng 10-2020 đến nay, khối lượng ván bóc làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn rừng trồng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng rất lớn.

Theo phản ánh từ các hội viên Chi hội Gỗ dán thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, giá mua ván độn AB tại các vùng nguyên liệu chính ở tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang... dao động từ 3,2 triệu đồng/m3 đến 3,75 triệu đồng/m3 (tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái).

Lo tình trạng "chảy máu" ván bóc sang thị trường Trung Quốc. Ảnh minh họa về sản xuất ván bóc.

Giá ván AB cao su trong khu vực phía Nam gồm Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai... giá thu mua 4,6 triệu đồng/m3 đến 4,8 triệu đồng/m3. Việc tăng giá loại ván nguyên liệu này gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ dán xuất khẩu trong nước bởi lẽ đây là nguyên liệu chính để sản xuất ván ép cho xuất khẩu.

Số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ba tháng đầu năm 2021 giá trị xuất khẩu mặt hàng ván bóc đạt trên 36,11 triệu đô la Mỹ, tăng 197% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu ván bóc hàng đầu, chiếm 90% tổng giá trị xuất đạt trên 32,61 triệu đô la.

Theo ông Vũ Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần TEKCOM, nhà sản xuất ván ép lớn ở Bình Dương, cho rằng việc Trung Quốc tăng nhập khẩu thu mua ván bóc cao su ở Việt Nam mang tính chu kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất ván ép khó khăn thiếu hụt nguyên liệu đầu vào.

Còn đối với ván bóc làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn được trồng nhiều ở khu vực các tỉnh phía Bắc thì thị trường Trung Quốc mua quanh năm.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp cho biết, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã thành lập nhà máy và cơ sở thu mua nguyên liệu gỗ ở hầu hết các vùng có nguyên liệu gỗ cao su, keo, tràm, đặc biệt là Tây Nguyên. Có đến 90% lượng nguyên liệu gỗ tại Tây Nguyên đã được bán cho các doanh nghiệp Trung Quốc đó và họ trả tiền trực tiếp.

Đáng chú ý là một số hội viên còn nghi ngại việc các doanh nghiệp xuất khẩu ván bóc đang khai báo hải quan giá trị ván bóc thấp hơn giá trị thực tế của sản phẩm nhằm giảm mức nộp thuế xuất khẩu.

Với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội gỗ dán, ông Vũ Quang Huy, cũng xác nhận về thông tin này. Qua tìm hiểu, các doanh nghiệp xuất khẩu ván bóc khai giá chỉ ở mức bằng khoảng 1/2 đến 1/3 giá thực tế, ông Huy nói.

Theo ông Huy, hiện tại các công ty xuất khẩu mặt hàng ván bóc đa số là các công ty thương mại, khi lập hồ sơ xuất khẩu họ thường khai báo là doanh nghiệp sơ chế ván bóc mua gỗ tròn trực tiếp từ nông dân với mức thuế giá trị gia tăng đầu vào 0%. Nhưng trên thực tế các công ty thương mại này mua ván bóc trực tiếp từ các công ty sơ chế sản xuất ván bóc, nhưng không lấy thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Mặt hàng này có thuế xuất khẩu 10%. Việc khai báo hải quan dưới giá trị sản phẩm không chỉ gây ra việc thất thu ngân sách cho nhà nước mà còn tạo ra việc "chảy máu" nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc, thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước.

Theo Chi hội trưởng Chi hội Gỗ dán Vũ Quang Huy

Chính vì vậy, Chi hội Gỗ dán đề nghị Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính áp giá tối thiểu với sản phẩm ván bóc xuất khẩu làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ mỡ, gỗ bồ đề rừng trồng với giá FOB tối thiểu: 160 đô la Mỹ/m3, đối với ván bóc sản xuất từ cao su giá FOB tối thiểu 200 đô la Mỹ/m3. Theo Chi hội Gỗ dán, mức giá đề xuất này là giá thực tế mà các doanh nghiệp trong nước sản xuất gỗ ván mua trên thị trường.

Đồng thời, tổ chức này cũng kiến nghị các cấp thẩm quyền cần kiểm soát chặt chẽ hồ sơ nguồn gốc ván bóc xuất khẩu để bảo vệ nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, tạo đà phát triển ngành gỗ dán.

Số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ba tháng đầu năm 2021 giá trị xuất khẩu mặt hàng ván bóc đạt trên 36,11 triệu đô la Mỹ, tăng 197% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu ván bóc hàng đầu, chiếm 90% tổng giá trị xuất đạt trên 32,61 triệu đô la.

Xuất khẩu mặt hàng ván bóc tăng mạnh từ mức trung bình 5,5 triệu đô la/tháng vào những tháng đầu năm 2020, lên trên 13 triệu đô la/tháng từ tháng 11-2020 cho tới nay.

Chi hội Gỗ dán vừa có văn bản gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị kiến nghị Bộ Tài chính có biện pháp kiểm soát chặt giá mặt hàng ván bóc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Công văn nêu rõ, trong thời gian vừa qua Chi hội Gỗ Dán nhận được rất nhiều thông tin phản hồi từ phía các hội viên về việc chảy máu nguồn nguyên liệu ván bóc sang thị trường Trung Quốc.

Xem thêm: lmth.euht-en-ueih-uad-oc-av-man-teiv-ut-cob-nav-aum-gnat-couq-gnurt/377513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc tăng mua ván bóc từ Việt Nam và có dấu hiệu 'né' thuế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools