KTSG số 18-2021: Bối cảnh mới, tư duy mới
Tòa soạn KTSG
(KTSG Online) - Để phác họa con đường phát triển tương lai, chúng ta vẫn thường dựa trên các khung mẫu lý luận đã được xác lập, kết hợp với tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, dĩ nhiên có tính toán đến những thay đổi về khoa học công nghệ, về địa chính trị, về phân công quốc tế… Nhưng đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi tất cả.
Trong chuyên đề nội dung “Bối cảnh mới, tư duy phát triển mới” trên KTSG bản in sáng mai (29-4), GS. Trần Văn Thọ cho rằng Việt Nam phải chủ động thiết kế một xã hội có thể sống chung với dịch dựa trên tiền đề là dịch bệnh còn kéo dài, hoặc sẽ chấm dứt nhưng về lâu dài có khả năng tái phát. Như vậy, đô thị chẳng hạn, phải được xây dựng có mật độ dân số thấp hơn, đường sá rộng rãi hơn, công viên nhiều hơn… (bài Thế giới hậu Covid-19 hay với Covid-19?).
Cũng trong chủ đề này, GS. Nguyễn Đức Khương cho rằng Việt Nam đang giữ được nền tảng ổn định ấn tượng khi thế giới bước vào một thập kỷ với bộn bề khó khăn mà dịch Covid-19 tạo ra. Đó chính là vận hội để có kỳ tích mới. Trong bài viết của mình có tựa đề Tư duy và cách làm có ý nghĩa quyết định, giáo sư cho rằng Việt Nam cần một định vị chiến lược cho tầm nhìn 2045 bao gồm chiến lược phát triển các ngành nghề kinh tế chủ đạo, các cụm kinh tế cạnh tranh với lõi là các trung tâm R&D và đổi mới sáng tạo.
Trong khi đó, nhìn vào một đô thị kinh tế của cả nước là TPHCM, thực tế là các doanh nghiệp lớn đang lần lượt “rũ áo” rời địa bàn để đến các khu vực lân cận. Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu đang trở thành một cực tăng trưởng độc lập và có vai trò đối trọng với TPHCM. Theo tác giả Nguyễn Minh Hòa của bài TPHCM trước thách thức phát triển mới, thành phố này buộc phải xem lại chiến lược phát triển của mình.
Các đề tài theo dòng thời sự khác:
Vấn đề ở chỗ họ xin bảo hộ dấu hiệu ST25 (TS. Lê Thiên Hương): Liên quan những tranh cãi ồn ào về chuyện nhãn hiệu gạo ST25 được một số doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ ở Mỹ, điều đáng nói là người xin cấp bảo hộ đủ khôn ngoan để đơn của họ được chấp nhận.
Lần gỡ đường đi của cung tiền (Phan Minh Ngọc): Lâu nay, cung tiền M2 (còn gọi là tổng phương tiện thanh toán) ở Việt Nam cao. Để biết nó cao thế nào, thử làm một so sánh quốc tế…
Tín dụng phục hồi mạnh - mừng nhưng cũng lo (Tuệ Nhiên): Chỉ trong vòng 12 ngày cuối tháng 3-2021, dư nợ tín dụng đã tăng thêm 134.212 tỉ đồng, chiếm 50% mức tăng của cả quí 1. Động lực nào thúc đẩy tín dụng tăng nhanh đến thế?
Trong trung hạn, chứng khoán chưa vào kênh giảm nếu lãi suất chưa tăng mạnh (Phạm Long): Dữ liệu kinh tế tại quí 1-2021 tiếp tục chỉ ra những dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất khó tăng mạnh trong năm nay, không đủ hấp dẫn để dòng vốn quay lại kênh tiền gửi.
Doanh nghiệp “rầm rộ” tăng vốn, dòng tiền bị ảnh hưởng? (Linh Trang): Tận dụng tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp đang lên kế hoạch tăng vốn.
Lợi nhuận tăng mạnh - giá nhiều cổ phiếu trở nên rẻ (Triêu Dương): Sau khi vượt mốc 1.200 điểm, từ giữa tháng 4 đến nay, VN-Index nhiều phiên “lộn nhào”, khi lao dốc, khi phục hồi mạnh ngay sau đó.
“Gập ghềnh” nuôi bò thịt (Hải Lý): Ngành nuôi bò hầu hết nhập con giống từ Úc. Sản lượng thịt bò giảm 50% so với cùng kỳ cho thấy thời kỳ khó khăn đang đến.
VN-Index rung lắc mạnh do hiệu ứng “Sell in May”? (Thanh Thủy): Sau tuần rung lắc mạnh cộng với hiệu ứng tâm lý “Sell in May” và kỳ nghỉ lễ dài sắp đến, diễn biến của VN-Index được dự báo sẽ trong trạng thái thận trọng và có thể chịu áp lực bán ra trong tuần này.
Ngân hàng số - chặng đường dài còn ở phía trước (Hồ Hữu Tín - Lê Đức Quang Tú): Có hơn 60% khách hàng không sẵn lòng chia sẻ dữ liệu cá nhân với ngân hàng; 53,5% đồng ý nên gia tăng các dịch vụ định danh và bảo mật dữ liệu và họ sẵn sàng chi thêm cho các dịch vụ này.
Để bảo hiểm nhân thọ thôi dở dở ương ương (TS. Võ Đình Trí): Nếu chính sách và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chưa thay đổi kịp thì người tiêu dùng cần khôn ngoan để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mình. Khi sự chuyển động của thị trường đủ lớn, ắt hẳn chính sách và doanh nghiệp sẽ phải chạy theo.
Quảng Nam “trải thảm” mời gọi doanh nghiệp đầu tư (Nhân Tâm): Tuần rồi, tại TPHCM, đoàn công tác tỉnh Quảng Nam, dẫn đầu là hai vị lãnh đạo cao nhất của tỉnh, đã có buổi gặp gỡ một số lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản và du lịch phía Nam. Tại cuộc gặp, ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nói: “Quảng Nam chào đón doanh nghiệp và cùng đồng hành với doanh nghiệp”.
Thế khó cho kế hoạch mở cửa du lịch (Đào Loan): Dự kiến thí điểm mở cửa du lịch quốc tế trở lại ở tỉnh Quảng Nam rất khó có thể đẩy nhanh với tình hình dịch bệnh hiện nay. Ngành du lịch phải tính thêm nhiều bước đi khác.
Không phải cứ trả lương cao là giữ được bác sĩ giỏi (An Dư): Trong sự ra đi của nhiều bác sĩ khỏi các bệnh viện công có không ít trường hợp là do không chịu đựng được cơ chế ràng buộc.
Nhân viên hay đối tác? (mục Ý kiến): Trong lực lượng lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp, có một loại lao động chưa được áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội bởi sự mơ hồ giữa hình thức lao động tự do hay nhân viên của doanh nghiệp.
Làm việc từ xa thì áp dụng luật lao động thế nào? (LS. Nguyễn Hữu Phước - Lê Thị Minh Thư): Sự chuyển biến quá nhanh và chưa có tiền lệ của xu hướng làm việc trực tuyến đặt ra những thách thức cho vấn đề áp dụng luật pháp về lao động.
Chiến lược và công nghệ chuyển đổi số trong giáo dục (TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh): Chiến lược dài hạn cho vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục là tập trung vào lộ trình mang giá trị tới cho người học. Còn việc lựa chọn công nghệ và giải pháp để từ đó xây dựng các dịch vụ chỉ là một cách tiếp cận nhanh.
Tác động của ngân hàng điện toán đám mây lên tài chính toàn diện (Phạm Quang Minh): Giao dịch không dùng tiền mặt đã tăng 75,2% trong chín tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước.
Sẽ có cuộc tháo chạy khỏi cổ phiếu vốn hóa lớn? (Song Thanh): Giới đầu tư và các chuyên gia tài chính phố Wall đang bày tỏ lo ngại xung quanh nỗ lực tăng thuế đối với giới nhà giàu của chính quyền Joe Biden.
Đánh thuế nhà giàu - nước đổ đầu vịt (Khánh Bình): Chính sách thuế thu nhập cá nhân hay thuế lợi nhuận từ vốn đối với cá nhân hầu như không có tác dụng với những người siêu giàu. Vì sao?
Khi thế giới muốn trói tay công ty công nghệ (Nguyễn Vũ): Sau nhiều năm thúc đẩy phát triển công nghệ cho mục tiêu đột phá về kinh tế, nay thế giới bắt đầu siết chính các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu.
Apple, Spotify hâm nóng cuộc đua podcast (Lạc Diệp): Nhu cầu podcast tăng mạnh do bối cảnh dịch bệnh. Trong cuộc chạy đua nhằm hưởng lợi từ thị trường này, khi Apple tỉnh giấc thì Spotify đang muốn củng cố vị trí số 1.
Kiên định chống bất định (Sơn Tùng): Giờ đây, không phải chỉ có vaccin mà là thái độ (phòng chống dịch bệnh) sẽ góp phần quyết định số phận của chúng ta.
Tướng giả sao vẫn lừa được nhiều người (Pha Lập): Việc sĩ quan giả đi lừa tiền: trò cũ nhưng sao nhiều người vẫn bị sập bẫy? Phải chăng vì họ quên rằng không phải cứ xì tiền ra là có người “chạy” việc cho mình?
Lai lịch và phản lai lịch (Nguyễn Vĩnh Nguyên): Một bản "Lai lịch" (tiểu thuyết của Patrick Modiano, Thiệu-Nam dịch, Nhã Nam & Nxb Hà Nội, 2021) công khai một phần đời của tác giả, nhưng đâu chắc là của chính ông?
Các tản văn Phương ngữ (Nguyễn Ngọc Tư); Lòng nhân ái (Thanh Thảo); Thưa vắng sân ga (Vũ Thị Huyền Trang); Nhà của cá (Lê Quang Trạng).
Mời bạn đọc đón xem!
Xem thêm: lmth.iom-yud-ut-iom-hnac-iob-1202-81-os-gstk/948513/nv.semitnogiaseht.www