vĐồng tin tức tài chính 365

Sau khi bán vốn tại FE Credit, đâu là động lực duy trì tăng trưởng của VPBank?

2021-04-30 09:44

Sau khi bán vốn tại FE Credit, đâu là động lực duy trì tăng trưởng của VPBank?

Vân Phong

(KTSG Online) - Bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) sẽ là hai phân khúc khách hàng mới giúp VPBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận, bên cạnh sự đóng góp từ FE Credit.

VPBank bán 49% vốn FE Credit cho đối tác Nhật Bản, định giá 2,8 tỉ đô la

Ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc VPBank - phát biểu tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Ảnh: H. Thắng.

Đề xuất chuyển nhượng tối đa 50% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tại FE Credit - đơn vị đóng góp 45-50% lợi nhuận hợp nhất của VPBank trong giai đoạn 2016-2019 - cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước của Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng đã thu hút sự quan tâm của một số cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021.

Ông Bùi Hải Quân, Phó chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, ngân hàng sẽ chuyển nhượng tối đa 50% vốn góp tại FE Credit - tương đương 50% vốn điều lệ của đơn vị này - cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, gồm: chuyển nhượng 49% phần vốn góp của VPBank trong FE Credit cho SMBC Consumer Finance Co., LTD; chuyển nhượng 1% phần vốn góp của VPBank cho Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCSC).

Sau khi hoàn tất giao dịch, FE Credit vẫn là công ty con của VPBank theo quy định pháp luật.

Một cổ đông đặt câu hỏi: “Kế hoạch bán vốn FE Credit cho đối tác Nhật ảnh hưởng ra sao tới lợi nhuận của ngân hàng?”.

Phản hồi, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, cho biết việc bán cổ phần tại FE Credit không phải từ bỏ ‘con gà đẻ trứng vàng’, mà là giúp đơn vị này có thêm cơ hội hợp tác để phát triển. Đồng thời, mở rộng thị phần tại lĩnh vực vay tiêu dùng.

“Trong năm 2021 hoặc 1-2 năm đầu, lợi nhuận thu được từ FE Credit có thể không tăng, nhưng dài hạn sẽ tiếp tục tăng trưởng. FE Credit vẫn là một trong những bộ phận quan trọng của ngân hàng”, ông Vinh nói với cổ đông.

Tương tự, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank, cho biết việc hợp tác với SMBC có thể giúp ngân hàng tận dụng nguồn vốn rẻ và kinh nghiệm từ họ để tiếp tục phát triển FE Credit. Ngoài ra, nguồn tiền thu về từ thương vụ bán cổ phần sẽ giúp ngân hàng mẹ VPBank có thêm nguồn lực phát triển.

Về định hướng phát triển trong năm 2021 và các năm tiếp theo, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết VPBank sẽ dành 80% nguồn lực để phát triển hai phân khúc chiến lược, gồm: khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

Lý giải điều này, ông Vinh cho rằng hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng sẽ vượt mức 20% sau khi bán FE Credit, cao hơn khoảng 8,5% so với hệ số CAR hiện tại.

“CAR ở mức cao quá thì an toàn nhưng lại không hiệu quả, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ phải tìm hướng để tận dụng nguồn vốn, mở rộng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở các mảng mới”, ông Vinh nhấn mạnh.

Theo đó, Tổng giám đốc VPBank dự kiến phân khúc bán lẻ mang về cho ngân hàng khoản lợi nhuận là 3.000 tỉ đồng trong năm 2021. Con số này với phân khúc SME là hơn 1.000 tỉ đồng.

“Đây mới chỉ là bước đầu trong chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của VPBank trong thời gian tới”, ông Vinh cho biết.

Cũng theo ông Vinh, mức tăng trưởng tổng dư nợ của phân khúc và bán lẻ và SME là hơn 7% trong quý 1-2021, trong khi mức tăng trưởng tổng dư nợ của toàn ngân hàng chỉ là 3,6%.

Trước đó, phân khúc bán lẻ và SME lần lượt mang về cho VPBank khoản lợi nhuận là 2.000 tỉ đồng và 600 tỉ đồng trong năm 2020.

Với lĩnh vực tài chính tiêu dùng, ông Vinh cho biết FE Credit dự kiến sẽ đem về cho ngân hàng khoản lợi nhuận hơn 4.500 tỉ đồng với tăng trưởng tập trung ở nửa cuối năm.

Với lĩnh vực bảo hiểm, Tổng giám đốc VPBank cho biết ngân hàng đã tham gia khoảng 5 năm và hiện nằm trong nhóm 5-6 ngân hàng có doanh số bán bảo hiểm nhân thọ lớn nhất trên thị trường.

Đáng chú ý, ngân hàng đã hợp tác với AIA từ năm 2018 và hiện đang thực hiện trao đổi để tạo cơ hội mới nhằm mở rộng nguồn lợi, theo ông Vinh.

Về quản trị chi phí, ông Vinh cho biết ngân hàng đã đạt được thành công bước đầu khi chi phí hoạt động năm 2020 giảm 7% so với năm trước, dù doanh thu tăng.

Kết quả này – theo ông Vinh – là thành quả của quá trình chuyển đổi số bắt đầu từ năm 2016.

Với chi phí vốn, VPBank đặt mục tiêu giảm 1,2-1,5% chi phí vốn bình quân trong năm 2021, phấn đấu tiến gần hơn đến tỷ lệ chi phí vốn của các ngân hàng khác. Trước đó, ngân hàng mẹ đã giảm hơn 1% chi phí vốn trong quý 1-2021.

Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên, một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2021 của VPBank đã được các cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của ngân hàng thông qua. Cụ thể:

Chỉ tiêuKế hoạch năm 2021So với năm 2020
Tổng tài sản492.400 tỉ đồng+17,5%
Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá353.000 tỉ đồng+19,2%
Dư nợ cấp tín dụng376.340 tỉ đồng+16,6%
Lợi nhuận trước thuế16.654 tỉ đồng+27,9%
Tỷ lệ nợ xấu< 3% 

 

Về mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết lợi nhuận ngân hàng mẹ dự kiến tăng 35-38% với tỷ trọng đóng góp cao hơn vào lợi nhuận hợp nhất của ngân hàng thời gian tới.

Về vốn chủ sở hữu, ông Ngô Chí Dũng cho biết vốn chủ sở hữu của VPBank có thể đạt trên 90.000 tỉ đồng vào cuối năm 2021 nhờ ba nguồn thu, gồm: khoản phí thu từ việc gia hạn hợp đồng bảo hiểm với đối tác vào tháng 6-2021, khoản thu từ thương vụ bán vốn FE Credit cho đối tác SMBC; lợi nhuận năm 2021 được giữ lại.

Ngoài ra, ngân hàng cũng lên kế hoạch huy động thêm vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Thời gian thực hiện dự kiến là cuối năm 2021.

Với lượng vốn này, VPBank dự kiến tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 75.000 tỉ đồng trong năm 2022 và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.

Xem thêm: lmth.knabpv-auc-gnourt-gnat-irt-yud-cul-gnod-al-uad-tiderc-ef-iat-nov-nab-ihk-uas/598513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sau khi bán vốn tại FE Credit, đâu là động lực duy trì tăng trưởng của VPBank?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools