Theo kết quả nghiên cứu của BMJ Open trên 10.000 thanh niên, việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng… liên tục có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Không lâu sau, Apple đã giới thiệu tính năng Night Shift trên iOS 9.3, giúp hạn chế ánh sáng xanh (chuyển màn hình sang tông màu ấm hơn), cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Night Shift trên iPhone và Night mode (chế độ ban đêm) không có tác dụng giúp chúng ta ngủ ngon. Ảnh: Apple
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của BYU được công bố trên tạp chí Sleep Health lại cho thấy tính năng Night Shift của iPhone và Night mode (chế độ ban đêm) trên các thiết bị Android không có tác dụng giúp chúng ta ngủ ngon.
Nghiên cứu của BYU được thực hiện trên 167 thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, và chia thành ba nhóm khác nhau:
- Nhóm sử dụng điện thoại vào ban đêm và bật chức năng Night Shift
- Nhóm sử dụng điện thoại vào ban đêm và không bật chức năng Night Shift
- Nhóm hoàn toàn không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ
Tất cả 167 người tham gia được yêu cầu dành ít nhất 8 giờ trên giường và đeo máy đo gia tốc trên cổ tay để ghi lại hoạt động ngủ. Các nhà nghiên cứu đã đo tổng thời lượng giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ, thời gian đi vào giấc ngủ và thời gian thức dậy. Kết quả cho thấy không có bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa ba nhóm.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã chọn chia những người tham gia thành hai nhóm mới: Một nhóm ngủ trung bình khoảng 7 tiếng và nhóm khác ngủ trung bình ít hơn 6 tiếng.
Muốn ngủ ngon, bạn không nên sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Ảnh: Twistity
Kết quả cho thấy, trong nhóm ngủ lâu hơn, những người không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với những người sử dụng điện thoại bình thường và những người sử dụng Night Shift. Trong nhóm còn lại, Night Shift không ảnh hưởng đến kết quả giấc ngủ.
“Điều này cho thấy rằng khi bạn quá mệt mỏi, bạn sẽ ngủ thiếp đi bất kể bạn đã làm gì trước khi đi ngủ,” giáo sư tâm lý học Chad Jensen của BYU nói. “Áp lực giấc ngủ quá cao nên thực sự không ảnh hưởng gì đến những gì xảy ra trước giờ đi ngủ”.
Chúng ta sẽ mất tới 30% vị giác của mình trong suốt chuyến bay.
Điều này có thể giải thích tại sao đồ ăn trên máy bay lại bị mang tiếng xấu như vậy. Độ cao máy bay có thể có ảnh hưởng bất lợi đến khả năng nếm thử của chúng ta.
Theo một nghiên cứu năm 2010 do Viện Vật lý xây dựng Fraunhofer của Đức thực hiện, áp suất thấp làm giảm độ nhạy cảm của vị giác đối với đồ ăn ngọt và mặn khoảng 30%. Thêm vào đó, không khí trong cabin khô sẽ làm giảm khả năng ngửi và khả năng nếm của chúng ta.