vĐồng tin tức tài chính 365

Cảnh báo: Ca mắc sởi tăng gần 80% trên toàn cầu chỉ trong 2 tháng đầu năm

2022-05-02 09:41

Sởi là gì?

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...

Theo Suckhoedoisong.vn, khoảng 17.338 trường hợp mắc bệnh sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong tháng 1 và tháng 2 năm 2022, so với 9.665 trường hợp trong 2 tháng đầu năm 2021.

Triệu chứng

Khả năng lây nhiễm của virus sởi rất mạnh, do vậy những người chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng bệnh sởi chưa đầy đủ nếu không may nhiễm phải vi rút sởi thì 90% sẽ mắc bệnh.

Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau đây có thể xẩy ra: Sốt, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, không chịu được ánh sáng.

Ngoài ra, xuất hiện những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má (đốm Koplik). Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.

Phân biệt sởi và sốt phát ban

Cảnh báo: Ca mắc sởi tăng gần 80% trên toàn cầu chỉ trong 2 tháng đầu năm ảnh 1

Sởi và sốt phát ban. Ảnh: Bệnh viện Thu Cúc

Sốt phát ban: Triệu chứng hay gặp là người bệnh bị nổi đồng loạt khắp cơ thể những nốt nhỏ màu hồng hoặc đỏ mịn, ẩn dưới bề mặt da. Khi nốt ban “bay” hết, da trở lại bình thường.

Sởi: Nốt ban xuất hiện ở từng bộ phận, sau đó vài ngày mới lan xuống toàn thân. Ban sởi gồ lên mặt da, khi “bay” sẽ để lại những vết thâm trên da. Trẻ em bị sởi có thêm dấu hiệu đặc trưng đi kèm là chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.

Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao.

Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.

Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh sởi gây ra do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae, lây qua đường hô hấp, 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa.

Người bệnh sởi thường có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại… Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh

Một khi siêu vi sởi vào cơthể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Sởi nguy hiểm ra sao và điều trị thế nào?

Trên thế giới trước khi có vaccine sởi, hàng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi.

Nếu được điều trị đúng cách và dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân măc sởi sẽ nhanh hồi phục và không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời hoặc kiêng khem, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, viêm loét giác mạc, tiêu chảy, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa...

Cần chú ý, nếu phụ nữ mang thai mắc sởi, nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi khá lớn, nhất là mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mắc sởi ở thời điểm 3 tháng cuối thì không gây dị dạng thai nhưng có thể gây đẻ non, thai chết lưu, ảnh hưởng tới tính mạng cả mẹ và thai nhi.

Để đề phòng sởi, tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.

Sai lầm khi điều trị sởi

Tuyệt đối tránh gió, tránh nước: Việc này là sai khiến cơ thể không thể hạ nhiệt, dẫn đến sốt cao liên tục và co giật.

Ngoài ra, việc cơ thể tiết ra mồ hôi làm mát nhưng không thể thoát ra ngoài khiến người bệnh dễ bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Tắm nước lá, sử dụng thuốc nam: Việc tắm nước lá ổi, đinh lăng, mùi già hoặc hạt mùi để phòng chống sởi chưa có tài liệu nào khẳng định. Việc uống các loại thuốc nam không nguồn gốc, theo truyền miệng hoặc được bán tràn lan trên mạng sẽ gây hậu quả khôn lường.

Bệnh lây qua da: Đây là một quan niệm sai lầm khá phổ biến. Thực tế, bệnh sởi chỉ lây truyền qua đường hô hấp từ dịch mũi, họng (nước bọt) của bệnh nhân khi ho, hắt hơi, sổ mũi…

Ăn uống kiêng khem: Nhiều người truyền tai nhau người bị sởi mà ăn đồ tanh như gà, cá… sẽ khiến bệnh nặng hơn. Nhưng trên thực tế, giai đoạn này không cần kiêng khem trong chuyện ăn uống vì cơ thể rất cần dinh dưỡng đầy đủ để chống lại bệnh tật. Nếu người bệnh khó ăn, đầy hơi… có thể chia nhỏ bữa ăn, thức ăn loãng, dễ nuốt…

Xem thêm: lmth.868776tsop-man-uad-gnaht-2-gnort-ihc-uac-naot-nert-08-nag-gnat-ios-cam-ac-oab-hnac/nv.olp

“Cảnh báo: Ca mắc sởi tăng gần 80% trên toàn cầu chỉ trong 2 tháng đầu năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools