vĐồng tin tức tài chính 365

Hai tình huống ứng phó với dịch COVID-19

2022-05-03 11:13
Hai tình huống ứng phó với dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Bệnh nhân COVID-19 nặng từng điều trị tại Bệnh viện dã chiến đa tầng Tân Bình (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Thực hiện nghị quyết 38 của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký văn bản 2214 về việc xin ý kiến góp ý dự thảo Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 - 2023.

Mục tiêu của dự thảo nhằm nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng phù hợp, hiệu quả trong tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp theo từng khu vực, địa phương, từng diễn biến tình huống dịch.

Trong đó, hai tình huống dịch COVID-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững được Bộ Y tế nêu trong dự thảo như sau:

Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong giảm dần, dẫn đến các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước, hoặc xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Tình huống 2: Xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

Để chủ động ứng phó với sự gia tăng dịch bệnh, giảm thiểu các tác động do đại dịch gây ra, cần tập trung vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19; tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, điều trị…

Riêng công tác điều trị ở tình huống 2, dự thảo nêu rõ, tùy theo diễn biến về tình hình, cấp độ dịch bệnh tại địa phương và theo phân loại mức độ lâm sàng, thiết lập mạng lưới các cơ sở quản lý, điều trị. Khi cần thiết phải giao tất cả các bệnh viện tuyến huyện chịu trách nhiệm tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 theo sơ đồ sau:

Hai tình huống ứng phó với dịch COVID-19 - Ảnh 2.

3 tầng điều trị trong tình huống 2 - khi xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên - Ảnh: X.M. chụp lại

Các hoạt động đáp ứng và dự phòng cơ bản được thực hiện ở cả 2 tình huống dịch, có sự điều chỉnh phù hợp với biến chủng virus và diễn biến dịch.

Đồng thời luôn luôn đề cao cảnh giác, không lơ là chủ quan trong khi triển khai các biện pháp đáp ứng. Khi triển khai biện pháp phòng chống trong tình huống 1 vẫn phải sẵn sàng triển khai các biện pháp đáp ứng, phòng chống nếu tình huống 2 xảy ra.

Trong 3 tuần qua, số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành trên cả nước có xu hướng giảm từng ngày.

Cụ thể, từ 150.000 ca mắc mới mỗi ngày xuống còn trên dưới 50.000 ca mỗi ngày. Số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin (tháng 3 ghi nhận trên 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng 2). Số ca nặng từ hơn 3.600 ca xuống còn hơn 1.500 ca đang điều trị tại bệnh viện. Số tử vong từ hơn 50 ca mỗi ngày xuống còn hơn 30 ca mỗi ngày.

Bộ Y tế đã bảo đảm đủ thuốc điều trị, không để thiếu thuốc; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các bệnh viện chủ động mua thuốc điều trị. Phân bổ, hỗ trợ kịp thời thuốc điều trị cho các địa phương. Đối với các loại thuốc thiết yếu, Bộ Y tế có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu…

Đề xuất Quốc hội giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch COVID-19Đề xuất Quốc hội giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch COVID-19

TTO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn 4 chuyên đề giám sát trong năm 2023, trong đó trình Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát và báo cáo Quốc hội.

Xem thêm: mth.80570839030502202-91-divoc-hcid-iov-ohp-gnu-gnouh-hnit-iah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hai tình huống ứng phó với dịch COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools