Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Quý 1 năm nay dù là giai đoạn sản xuất có phần đình trệ do ảnh hưởng dịch bệnh, chi phí logistics tăng cao, tuy nhiên bằng nhiều nỗ lực đẩy mạnh cải tiến hoạt động tại các phân xưởng, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, một số doanh nghiệp FDI vẫn tăng trưởng khá tốt.
Các chương trình về chuyển đổi số đang được ngành gỗ thực hiện tại 2 đầu của chuỗi giá trị gồm chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc gỗ và showroom triển lãm trực tuyến đang đóng góp cho sự tăng trưởng.
4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,48 tỷ USD. (Ảnh: TTXVN)
Để đạt kế hoạch xuất khẩu năm 17,5 tỷ USD, trong bối cảnh tình hình giá cước vận tải tăng và nguy cơ lạm phát, ngành gỗ đang tìm nhiều giải pháp để khắc phục, nâng cao tính cạnh tranh.
"Ngành gỗ tìm mọi giải pháp giảm chi phí, chia sẻ với các nhà nhập khẩu để đảm bảo cho năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, đồng thời đưa ra loạt giải pháp về chống gian lận thương mại, tái cấu trúc đi thẳng vào những sản phẩm có lực hút cao của thế giới như phòng khách, phòng bếp, phòng tắm và nhiều sản phẩm trung gian khác để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam", ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, cho biết.
Đầu năm nay, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng 30 - 52%, cùng với thời gian vận chuyển kéo dài nên doanh nghiệp đang gặp khó về bài toán nguyên liệu. Vì vậy, giải pháp cấp thiết là phải tăng trồng rừng gỗ lớn để thay thế khoảng 5 - 6 triệu m3 gỗ nhập khẩu mỗi năm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.70904011140502202-dsu-yt-571-uahk-taux-ueit-cum-hcid-nac-ad-nert-og-hnagn/et-hnik/nv.vtv