vĐồng tin tức tài chính 365

Sụt lún gây ngập úng ở TP.HCM

2022-05-05 05:42

Sở TN&MT TP.HCM cho biết Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) có gửi bản dự thảo Kế hoạch khảo sát và xây dụng dự án thúc đẩy các biện pháp đối phó với sụt lún đất tại TP.HCM. Dự khảo này do nhóm quản lý nguồn nước, Vụ Môi trường toàn cầu - JICA soạn thảo.

Sụt lún gây ngập úng ở TP.HCM ảnh 1

Theo Sở TN&MT, hiện tượng sụt lún mặt đất đã góp phần làm gia tăng tình trạng ngập lụt đô thị. Ảnh: HOÀNG GIANG

Hợp tác khảo sát về lún ở TP.HCM là cần thiết

Theo Sở TN&MT, dựa trên kinh nghiệm về xử lý sụt lún nền ở TP Tokyo (Nhật Bản) và hợp tác về vấn đề sụt lún với Bangkok (Thái Lan) và Jakarta (Indonesia), JICA đề xuất hợp tác với TP.HCM thực hiện dự án Hợp tác kỹ thuật nhằm đánh giá toàn diện và giải quyết vấn đề sụt lún ở TP.

Sở TN&MT TP đã gửi công văn đến các sở Ngoại vụ, KH&ĐT, Xây dựng và QH-KT để hỏi ý kiến về khả năng hợp tác nói trên. Theo ý kiến chung của các văn bản phản hồi từ các sở thì việc hợp tác khảo sát về sụt lún là cần thiết.

“Tình trạng lún ở TP.HCM đã được cảnh báo từ nhiều năm qua. Mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng này như không cấp phép khai thác nước ngầm, phát triển đô thị ở những khu vực có nền địa chất tốt nhưng tình trạng sụt lún nền đất vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn TP” - Sở TN&MT TP nhận định.

Ngoài ra, theo Sở TN&MT, hiện tượng sụt lún mặt đất đã góp phần làm gia tăng tình trạng ngập lụt đô thị. Trong điều kiện lún ngày càng báo động, đòi hỏi tiêu chuẩn thoát nước và chống ngập phải tính đến ảnh hưởng đồng thời của sự hạ thấp mặt đất. Do đó, cần phải xác định hiện trạng và cập nhật thông tin thường xuyên về vị trí cao độ nền.

Về đề xuất khảo sát tình hình sụt lún của JICA, TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi Sở TN&MT và các sở, ngành liên quan.

Trong văn bản này, UBND TP giao Sở TN&MT TP chủ trì, phối hợp với Sở QH-KT TP, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan hỗ trợ cung cấp thông tin cần thiết theo đề nghị của JICA trong việc khảo sát vấn đề sụt lún nền ở TP với các mục tiêu tổng quát.

Cụ thể, các sở, ngành cần bám vào mục tiêu xác định các thông tin về hiện trạng sụt lún của TP.HCM: Tình trạng sụt lún, hệ thống quản lý nhà nước liên quan và các biện pháp, chính sách đối phó với sụt lún.

TP.HCM giao Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan hỗ trợ cung cấp thông tin cần thiết theo đề nghị của JICA trong việc khảo sát vấn đề sụt lún nền ở TP.

Cách nghiên cứu là rất quan trọng

GS-TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM), đánh giá: Vấn đề sụt lún đô thị đã được nhiều đơn vị khảo sát và nghiên cứu. Tại TP.HCM, việc sụt lún xảy ra ở từng khu vực, từng vùng. Theo đó, việc khảo sát để đưa ra giải pháp ngăn chặn là thật sự cần thiết ở TP.

“Tại một số vùng như Hóc Môn, hiện nay việc khai thác nước ngầm vẫn còn nhiều và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sụt lún. Chúng ta cần có số liệu cụ thể để cung cấp cho dự án để đưa ra giải pháp khả thi nhất. Theo tôi, dự án này cần triển khai làm ngay do vấn đề đô thị hóa ở TP.HCM đang diễn ra mạnh mẽ, công trình mọc lên san sát” - GS Hải nhận định.

PGS-TS Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng: Tình trạng sụt lún ở TP.HCM là một vấn đề không mới. Trước đây đã có nhiều tổ chức tính toán, quan sát ảnh vệ tinh đã cho thấy tình trạng sụt lún xảy ra ở nhiều nơi tại TP.HCM.

“Việc khảo sát, đưa ra giải pháp về vấn đề này là rất cần thiết. Tuy nhiên, cách nghiên cứu là rất quan trọng vì đây là một vấn đề khó, cần kết hợp thực hiện một cách kỹ lưỡng, cụ thể” - ông Phi nhận định.

Theo ông Phi, những nghiên cứu sơ bộ trước đây đã cho thấy tốc độ sụt lún cao hơn tốc độ dâng của mực nước trên sông. Tuy nhiên, những khảo sát trước đây cũng chưa đồng bộ, thiếu chính xác. Do đó, những nghiên cứu bổ sung và đồng bộ, toàn diện là vô cùng cần thiết.•

TP.HCM đang lún trên diện rộng

Kết quả đo đạc của Bộ TN&MT tại 347 mốc từ năm 2005 đến 2017 ở TP.HCM cho thấy lún biến đổi 1,1-81,4 cm, trung bình 23,27 cm, tốc độ lún 0,09-6,78 cm/năm (trung bình 1,99 cm/năm). Mức độ lún nhất ở phường An Lạc, quận Bình Tân với 81,4 cm.

Nghiên cứu Ứng dụng kỹ thuật Insar vi phân trong quan trắc biến dạng mặt đất của TS Lê Văn Trung (ĐH Bách khoa TP.HCM) và Hồ Tống Minh Định cũng cho thấy TP đang lún trên diện rộng với mức độ cao.

Khu vực biến dạng lún trên 20 cm xảy ra tại các đô thị mới quận 2, quận 7, quận Bình Thạnh; nơi lún 15 cm đến 20 cm ở các quận 1, 3, 4, 5, 8, 9, 12, Gò Vấp, huyện Bình Chánh. Thấp hơn ở mức 10-15 cm là các quận 6, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận và TP Thủ Đức.

Một nghiên cứu khác của TS Tạ Thị Thoảng, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đã dự báo ở khu vực trung tâm TP.HCM, nếu duy trì khai thác nước ngầm như giai đoạn 1999-2009 thì lún do khai thác nước ngầm cộng dồn lớn nhất cho các năm 2020, 2040 và 2100 lần lượt là con số “khủng khiếp”: 63,8 cm, 85,2 cm và 97,6 cm.

Xem thêm: lmth.126876tsop-mch-pt-o-gnu-pagn-yag-nul-tus/nv.olp

“Sụt lún gây ngập úng ở TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools