vĐồng tin tức tài chính 365

Những nghịch lý ở thị trường nước sạch

2022-05-06 07:02

Nước sạch được xem là hàng hóa công đặc biệt. Theo đó, ba nguyên tắc cần phải tuân thủ để thiết kế thị trường này là tính liên tục – tức không để mất nước trong quá trình sử dụng; quyền tiếp cận bình đẳng của người dân và giá cả phải chăng. Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 là 95-100% người dân thành thị và 93-95% người dân ở nông thôn có nước sạch để dùng.

Tuy nhiên, các con số thống kê đang cho thấy còn khoảng cách giữa mục tiêu và thực tế.

Theo báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê 2019, tỷ lệ hộ dân được tiếp cận nước máy chỉ chiếm 52%. Đặc biệt, tỷ lệ này ở nông thôn chỉ đạt gần 35%, chênh lệch lớn với thành thị đang ở mức hơn 84%.

Người dân chung cư HH Linh Đàm xếp hàng chờ lấy nước sạch hồi 2019 sau khi thành phố xảy ra sự cố về nước. Ảnh: Ngọc Thành

Người dân chung cư HH Linh Đàm xếp hàng chờ lấy nước sạch hồi 2019 sau khi thành phố xảy ra sự cố về nước. Ảnh: Ngọc Thành

Lý giải thực trạng này, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS), nói nguyên nhân đến từ các vấn đề trên thị trường nước sạch chưa được xử lý.

Trước tiên, trong khi nhà nước thiếu nguồn lực đầu tư, tiến trình xã hội hóa dịch vụ công nước sạch đang không đi kèm với một cấu trúc thị trường cung cấp hợp lý. Việt Nam cho phép tư nhân tham gia vào thị trường nhưng chưa phân định rõ ràng giữa công - tư tạo ra nhiều mâu thuẫn, khiến doanh nghiệp e ngại đầu tư.

Lấy ví dụ, ông Đồng cho biết, theo quy định, tư nhân được sản xuất, cung cấp nước sạch nhưng để nước đến với hộ dân, cần có đường ống. Tại những khu vực chưa có hệ thống đường ống, chủ yếu là khu vực nông thôn, người dân muốn dùng nước phải đóng tiền xây dựng cho đơn vị cấp nước. Điều này khiến các chuyên gia như ông Đồng đặt ra câu hỏi vai trò của nhà nước, tư nhân trong cung cấp dịch vụ cấp nước tại đây. Người dân khi tham gia đóng góp vào xây dựng đường ống sẽ có thêm những quyền lợi gì trong khi bản chất Nhà nước phải đảm bảo quyền tiếp cận cho họ.

"Liệu có nên chỉ cho phép tư nhân tham gia vào khâu 'cấp nước', còn khâu phân phối, bán lẻ do Nhà nước độc quyền quản lý? Còn nếu khâu phân phối thuộc về nhà nước, trong bối cảnh ngân sách thiếu hụt, cơ chế đầu tư đối tác công tư PPP nào để huy động tư nhân đầu tư vào đường ống", ông Đồng nói.

Trước đây, do tính nhạy cảm của mặt hàng nước sạch, nhiều đại biểu Quốc hội hồi 2019 từng đề xuất đây phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đặt trong bối cảnh xuất hiện việc nhà đầu tư ngoại mua, nắm giữ cổ phần tại các công ty tư nhân cung cấp nước cũng như sự cố nhiễm dầu thải của Công ty Nước sạch sông Đà. Đề xuất này tiếp tục được các Hiệp hội liên quan nhắc lại vào năm 2020, tuy nhiên, đến nay vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngỏ. Hiện chỉ có Nghị định 117 điều chỉnh trực tiếp vấn đề quản lý, cung cấp, khai thác nguồn nước.

Tiếp theo là về giá cả. Tại 63 tỉnh thành đang có 63 biểu giá nước sạch khác nhau. Nước sạch do Bộ Tài chính quy định khung giá, phương thức tính và lợi nhuận định mức. Các tỉnh căn cứ vào điều kiện của từng địa phương để quyết định biểu giá cụ thể nhưng không vượt quá khung của Bộ. Công ty nước sạch quyết định giá bán nhưng phải nằm trong biểu giá của tỉnh. Đa số tỉnh quyết định mức giá bình quân đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và có lợi nhuận tối thiểu 5%. Tuy nhiên, cũng có tỉnh áp giá nước thấp hơn chi phí sản xuất.

Qua khảo sát, phía IPS cho biết, nhiều doanh nghiệp trong ngành cho rằng mức giá bán lẻ nước, đặc biệt nước sinh hoạt thấp. Tại nhiều địa phương, mức giá này ít được điều chỉnh. Đơn cử tại Hà Nội, khung giá này gần 10 năm qua vẫn giữ nguyên.

Chia sẻ tại hội thảo của IPS về vấn đề này, ông Ngô Văn Đức, Phó giám đốc Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội, nhiều trường hợp "chưa bán đã biết lỗ". Bởi nếu người tiêu dùng sử dụng dưới 10 m3 một tháng, công ty phải bán với giá 5.900 đồng một m3, thấp hơn giá thành sản xuất là 7.700 đồng một m3.

"Nếu giá nước cao quá thì người dân không tiếp cận được còn giá nước thấp thì doanh nghiệp không đủ động lực để tham gia vào thị trường", ông Đồng nhận xét. Do vậy, ông cho rằng Nhà nước một mặt phải tạo điều kiện, tránh doanh nghiệp bị lỗ do rủi ro chính sách, quy hoạch, một mặt phải khống chế mức lợi nhuận (giá trần - sàn) đảm bảo tính chất của hàng hóa công.

Một mâu thuẫn khác lại đến từ việc có nhiều đơn vị quản lý, điều tiết thị trường nước sạch nhưng ở nhiều vấn đề, không cơ quan nào đứng ra giải quyết.

Dẫn ra chuyện nhiều người dân không có hộ khẩu phải mua nước với giá cao hơn khung giá nhà nước, TS Vũ Sỹ Cường, kinh tế trưởng Viện Công nghệ và Phát triển tài chính (Học viện Tài chính), cho biết không có cơ quan nào nói về điều này. Trong khi đó, thị trường nước thực tế được quản lý bởi 6 cơ quan gồm: Bộ Tài nguyên & Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Tài chính, Y tế, địa phương.

Việc nhiều đơn vị quản lý, điều tiết thị trường nước cũng được phía IPS đánh giá là bị phân mảnh trong 3 khâu, bảo vệ nguồn nước – sản xuất/ phân phối – tiêu thụ. Trong khi đó, khung pháp lý, chính sách, quy hoạch ổn định vẫn còn thiếu.

Ví dụ, việc quản lý nước do các địa phương tự điều chỉnh nhưng nguồn khai thác nước từ các con sông chảy qua địa phận của nhiều tỉnh khác nhau, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong quản lý khai thác tài nguyên nước.

Trước các vấn đề trên, phía IPS cho rằng đã đến lúc cần có đánh giá toàn diện và thiết kế một hệ thống chính sách tổng thể để hoàn chỉnh thị trường kinh doanh nước sạch. Tiến trình này nên gắn liền với việc xây dựng Luật về cấp nước và xử lý nước mà Chính phủ đã yêu cầu và Bộ Xây dựng triển khai.

Đức Minh

Xem thêm: lmth.7879544-hcas-coun-gnourt-iht-o-yl-hcihgn-gnuhn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những nghịch lý ở thị trường nước sạch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools