Tờ Tin điện Chủ Nhật ra tại Anh viết: "Các nhà đầu tư đã đổ xô vào cổ phiếu của các tập đoàn tư nhân sản xuất vũ khí, trong bối cảnh nhiều nước viện trợ vũ khí cho Ukraine, nhiều chính phủ tăng ngân sách quốc phòng. Giá cổ phiếu của tập đoàn Thalès của Pháp đã tăng 35% kể từ đầu cuộc chiến, còn tập đoàn Saab của Thụy Điển tăng 62%.
Thalès niêm yết trên sàn chứng khoán Paris, chế tạo từ radar quân sự cho đến máy bay không người lái. Còn Saab trên sàn chứng khoán Thụy Điển nổi tiếng về máy bay tiêm kích Gripen.
Chiến sự nổ ra tại Ukraine đã thúc đẩy mạnh mẽ cổ phiếu các tập đoàn công nghiệp quốc phòng trên sàn chứng khoán châu Âu. (Ảnh minh họa - Ảnh: The Economic Times)
Các công ty sản xuất khí tài không sát thương, như mặt nạ phòng độc, mũ sắt, áo giáp chống đạn…, cổ phiếu cũng tăng trên 20% chỉ trong vài tuần.
Từ đầu tháng 3 năm nay, nhiều nước châu Âu đã quyết định tăng mạnh ngân sách quân sự. Tờ L'Express ra tại Pháp lấy ví dụ: "Thủ tướng Đức đã đổi dòng lịch sử khi công bố đầu tư 100 tỷ euro cho quân đội". Mặc dù vậy, ông chủ tập đoàn Dassault Aviation của Pháp vẫn kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân mua cổ phiếu, vì chỉ tiền từ chính phủ bỏ ra thì không thể đáp ứng nổi nhu cầu vốn của công nghiệp quốc phòng trong lúc này. Cổ phiếu Dassault cũng đã tăng 30% kể từ đầu tháng 3
Trước đây, các quỹ đầu tư tài chính châu Âu thường rất dè dặt với các tập đoàn tư nhân sản xuất vũ khí. Tờ Svenska Dagbladet của Thụy Điển viết: "Các công ty quản lý quỹ và các nhà đầu tư cá nhân đã bớt nghi ngại, kể từ khi chiến sự bùng phát tại Ukraine".
Thị trường tài chính châu Âu có cơ sở vững chắc để tin tưởng, vì quá trình tái vũ trang châu Âu có quy mô rất lớn và phải kéo dài nhiều năm. Một tờ báo của Đức lấy ví dụ: "Hàng ngàn hầm ngầm trú ẩn tránh bom tại Đức đã bị tháo dỡ và bán dần từ năm 2008. Khi bức tường Berline sụp đổ, không ai còn nghĩ rằng sẽ lại xảy chiến tranh ở châu Âu, với nguy cơ bị ném bom, hoặc là có thể bị tấn công bằng vũ khí hóa học hay hạt nhân".
Mua sắm khí tài từ hàng chục năm qua chỉ ưu tiên chống lại các nhóm vũ trang kiểu như Taliban, nhưng đối phó với khủng bố nấp trong hang đá khác nhiều so với đối phó với một quân đội chính quy có tên lửa siêu thanh và oanh tạc cơ chiến lược. Tình thế đã thay đổi cơ bản, cơ hội cho công nghiệp quốc phòng cũng là cơ hội cho các cổ đông.
VTV.vn - Gần 70% cổ phiếu vốn hóa của các công ty lớn nhất châu Á đã sụt giảm giá trị trong 2 tháng qua kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.12500820190502202-gnohp-couq-ueihp-oc-aum-ua-uahc-ox-od-ut-uad-ahn/et-hnik/nv.vtv