Tháp Eiffel mờ ảo trong lớp không khí đầy bụi mờ. Ảnh chụp vào tháng 9-2016, thời điểm Paris (Pháp) trải qua đợt ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong một thập kỷ - Ảnh: REUTERS
Thông báo này được tổng chưởng lý, cố vấn cấp cao Juliane Kokott đưa ra tại Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (ECJ) có trụ sở tại Luxembourg hôm 5-5. Theo đó, bất cứ công dân nào thuộc các nước trong Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là ở 10 quốc gia (bao gồm cả Pháp, Ba Lan, Ý, Romania...) bị đánh giá là mức ô nhiễm không khí trầm trọng, có thể kiện chính phủ để đòi bồi thường.
"Việc vi phạm các giới hạn bảo vệ chất lượng không khí theo luật của EU có thể phát sinh quyền được nhà nước bồi thường", tổng chưởng lý, cố vấn cấp cao Juliane Kokott tuyên bố.
Bà Juliane Kokott cũng lưu ý rằng các cộng đồng dân cư ở các quốc gia nghèo hơn thường sống và làm việc ở những khu vực ô nhiễm cao và đặc biệt cần được bảo vệ về mặt tư pháp.
Các cá nhân yêu cầu bồi thường cần phải chứng minh rằng thiệt hại về sức khỏe của họ là do ô nhiễm không khí trực tiếp gây ra. Chính phủ cũng có thể tránh trách nhiệm nếu họ có thể chứng minh các giới hạn ô nhiễm là "an toàn".
Irmina Kotiuk, luật sư tại tổ chức từ thiện môi trường ClientEarth (Anh), cho rằng việc xác nhận pháp lý rằng có các lộ trình để những người nắm quyền điều hành quốc gia phải chịu trách nhiệm trước vấn đề môi trường là một bước đột phá lớn trong cuộc chiến vì không khí sạch và lành mạnh.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh dư luận châu Âu hiện rất quan tâm đến trường hợp một người dân tại Paris yêu cầu Chính phủ Pháp bồi thường gần 22 triệu USD với lý do ô nhiễm không khí làm tổn hại sức khỏe của anh ta và chính phủ không đảm bảo tuân thủ các giới hạn của EU.
Một tòa án ở Versailles đang xét xử vụ tranh chấp này đã yêu cầu tòa án EU làm rõ liệu các cá nhân có thể yêu cầu bồi thường như vậy hay không.
Paris vốn có tiếng xấu về chất lượng không khí. Nơi được mệnh danh là kinh đô ánh sáng với muôn điều lãng mạn này đã vi phạm các giới hạn pháp lý của EU về ô nhiễm nitơ dioxide từ năm 2010 đến năm 2020.
Trong một nỗ lực để giảm tử vong sớm liên quan đến không khí bẩn, EU sẽ đề xuất nâng cấp các giới hạn ô nhiễm của mình trong năm nay để phù hợp hơn với các quy định nghiêm ngặt hơn của Tổ chức Y tế thế giới.
Ô nhiễm không khí là vấn đề rất được quan tâm trong vài thập kỷ gần đây. Chất lượng không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cũng là tác nhân dẫn đến một loạt các bệnh về hô hấp, thị lực...
Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí, dù ở dưới mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cũng có thể dẫn đến cơn đau tim chỉ trong vòng một giờ.
Xem thêm: mth.41411200190502202-meihn-o-auq-ihk-gnohk-uen-uhp-hnihc-neik-neyuq-oc-ue-nad-iougn/nv.ertiout