vĐồng tin tức tài chính 365

Đằng sau việc hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chậm nộp tiền

2022-05-10 15:31

Bán nhiều dự án

Chi Cục Thuế TP. Thủ Đức đã chính thức ban hành quyết định cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm với số tiền phải nộp đợt 1 do quá hạn 90 ngày. Cụ thể, Chi cục Thuế TP. Thủ Đức đã ban hành quyết định 1572 về việc cưỡng chế số tiền thuế 1.794 tỷ đồng với Công ty CP Dream Republic và quyết định 1573 về việc cưỡng chế số tiền thuế 1.796 tỷ đồng với Công ty CP Sheen Mega.

Điều đáng nói cả hai Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega đều có liên hệ đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Cụ thể, một trong ba cổ đông sáng lập của Công ty CP Dream Republic là ông Đặng Minh Thắng. Ông Thắng lại là Tổng Giám đốc của một công ty có tên Innoware mà ở đó bà Trương Huệ Vân-cháu của bà Trương Mỹ Lan-là Thành viên HĐQT.

Còn Công ty CP Sheen Mega, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Huyền tham gia góp vốn sáng lập Đắc Vạn Hưng, đơn vị gián tiếp sở hữu cổ phần tại Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, chủ đầu tư dự án Sài Gòn Peninsula (quận 7, TPHCM) nhưng chưa thể triển khai nhiều năm qua và cũng từng được Vạn Thịnh Phát giới thiệu trên trang chủ của mình...

Đằng sau việc hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chậm nộp tiền - Ảnh 1.

Cả hai Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega đều có liên hệ đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Vạn Thịnh Phát là Tập đoàn có quy mô tài sản lớn nhất ở TPHCM với hàng chục dự án, cao ốc đồ sộ. Việc hai công ty liên quan tới Vạn Thịnh Phát liên tục thất hứa, chậm nộp tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm khiến nhiều người tỏ ra bất ngờ.

Tuy nhiên trên thực tế, số nợ của Vạn Thịnh Phát tăng mạnh trong thời gian gần đây. Cụ thể, tại ngày 31/3, các doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát đã phát hành 13.000 tỷ trái phiếu với kỳ hạn 18-36 tháng. Từ đầu năm 2022 đến 31/3, các doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát phát hành 36.500 tỷ đồng và nếu tính cả năm 2021 thì con số này lên tới 81.300 tỷ.

Để đảo nợ và duy trì hệ thống, Vạn Thịnh Phát liên tục bán bớt các dự án bất động sản. Cụ thể, dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An tọa lạc tại phường An Phú, trung tâm TPHCM đã được chuyển nhượng cho bên thứ 3. Khu đô thị Sài Gòn Bình An do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp, một thành viên trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát) làm chủ đầu tư, được phê duyệt hơn 20 năm trước, quy mô rộng 117 ha.

Một loạt dự án nằm ở trung tâm TPHCM cũng được chuyển giao cho doanh nghiệp khác là Alpha City tại số 87 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 với giá bán cao nhất lên đến khoảng 10.000 USD/m2. Dự án nằm trên một khu đất rộng 8.320 m2, gồm 1.076 căn hộ cao cấp từ 1-3 phòng ngủ có diện tích 50 - 200 m2.

Tương tự, dự án Alpha Town tọa lạc tại 289 Trần Hưng Đạo và 74 Hồ Hảo Hớn, quận 1 cũng là một trong những dự án có vị trí vàng. Trước khi Alpha King mua lại dự án này, lô đất hơn 4.000 m2 thuộc về Công ty CP Đức Khải và Công ty CP Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group). VIPD Group là một trong những công ty con của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Dính nhiều sai phạm

Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về việc chuyển đổi một số nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TPHCM năm 2021 chỉ ra dự án cao ốc VTP vi phạm Luật Đất đai. Theo kết luận, vị trí nhà đất tại địa chỉ 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư là tài sản công và việc giải quyết phải được thể hiện theo phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được duyệt.

Cao ốc VTP do Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư với tổng diện tích đất 1.954m2, tại địa chỉ 187A, 187H, 193, 203 đường Trần Hưng Đạo. Khu đất này có nguồn gốc là đất của Nhà nước, trước đây là Khách sạn Vạn Xuân, được Kiến trúc sư trưởng TPHCM cấp phép xây dựng cho Liên hiệp Dịch vụ sản xuất thương mại, thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn. Vì thế, Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật.

Đằng sau việc hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chậm nộp tiền - Ảnh 2.

Thanh tra từng chỉ ra nhiều sai phạm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.


Cũng tại kết luận thanh tra này, một số dự án khác của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được nhắc đến như dự án khu tứ giác Nguyễn Huệ- Ngô Đức Kế-Hồ Tùng Mậu-Huỳnh Thúc Kháng phường Bến Nghé, quận 1.

Dự án này ban đầu do Nhà nước quản lý với hơn 2.815m2, tư nhân sở hữu hơn 8.342m2. Theo Sở Kế hoạch Đầu tư, đến nay nhà đầu tư đã thoả thuận, đền bù cho các hộ dân với diện tích 7.931m2. Có 2.019m2 nhà đất đầu tư đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên Công ty CP Đầu tư Vạn Thịnh Phát, 5.912m2 đất nhà đầu tư đã ký biên bản thoả thuận với các hộ dân.

Ngày 7/10/2016, sau khi liên danh Công ty Vạn Thịnh Phát và Công ty Larkball Holdings Limited có cam kết hỗ trợ ngân sách TPHCM 20 triệu USD, UBND TPHCM có văn bản chấp thuận tiếp tục thực hiện chủ trương chỉ định nhà đầu tư và giao Sở Kế hoạch Đầu tư tổ chức thực hiện các thủ tục theo đúng quy định. UBND TPHCM và các sở, ngành đã triển khai các bước về chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án này.

Thế nhưng, UBND TPHCM chưa lựa chọn và chỉ định được nhà đầu tư để thực hiện. Chính vì thế, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TPHCM căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt để duyệt dự án đầu tư phù hợp và thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Đối với diện tích 2.815m2 đất thuộc sở hữu nhà nước, UBND TPHCM phải thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan .

Theo Duy Quang

Tiền phong

Xem thêm: nhc.73940324101502202-neit-pon-mahc-meiht-uht-tad-aig-uad-gnurt-peihgn-hnaod-iah-ceiv-uas-gnad/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đằng sau việc hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chậm nộp tiền”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools