Kiều bào và cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính tại khách sạn Faimont Washington D.C rạng sáng 11-5 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Hội nghị được tổ chức trong hai ngày 12 và 13-5 sau nhiều lần trì hoãn.
Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine hầu như thu hút mọi sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới, việc Mỹ đăng cai hội nghị thượng đỉnh lần này thể hiện "cam kết lâu dài" với ASEAN và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là ưu tiên trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ.
Một ASEAN mạnh mẽ, đoàn kết luôn là điều chính quyền Mỹ mong muốn. Trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương công bố tháng 2-2022, Mỹ đề cập khái niệm "ASEAN được trao quyền" là một yếu tố quan trọng cùng với các đối tác, liên minh đa phương khác như Bộ tứ đối thoại an ninh bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản để duy trì "thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, kết nối hơn, thịnh vượng, an toàn và linh hoạt hơn".
Do đó, việc Mỹ tái xác nhận cam kết, đầu tư nguồn lực vào ASEAN, thúc đẩy các sáng kiến đối tác, gắn kết thương mại, kiến tạo các giá trị tầm nhìn chung và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực là những điểm quan trọng để thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở trong bối cảnh Trung Quốc được xác định là "đối thủ chiến lược" của Mỹ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không còn nhiều vấn đề cần phải vượt qua giữa Mỹ và ASEAN. ASEAN hiện vẫn còn lúng túng với một số vấn đề nội khối, cũng như các nguồn lực của Mỹ hiện nay đang tập trung quá nhiều vào châu Âu.
Dù cho quan hệ đa phương giữa Mỹ - ASEAN cần nhiều động lực mới để có thể thúc đẩy một ASEAN mạnh mẽ, được trao quyền, có thể độc lập trước sức ép các cường quốc khác nhưng quan hệ song phương Việt - Mỹ đang chứng kiến nhiều thành quả tốt đẹp trong thời gian qua.
Nước Mỹ là quốc gia được coi là giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất trong nỗ lực đối phó đại dịch COVID-19. Theo số liệu từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, tính tới cuối tháng 4-2022 Mỹ đã viện trợ gần 40 triệu liều vắc xin cho Việt Nam.
Ngoài ra, trong năm 2021 Mỹ cũng nâng cấp Văn phòng CDC của Mỹ tại Hà Nội thành văn phòng CDC của toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Mối quan hệ kinh tế thương mại đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội bất chấp đại dịch COVID-19 khi tổng kim ngạch tăng thêm hơn 21 tỉ USD trong năm 2021 so với năm 2020, đạt 111 tỉ năm vừa qua.
Mối quan hệ Việt - Mỹ hiện đang phát triển vượt qua danh xưng quan hệ "đối tác toàn diện" khi hai bên đang thể hiện tầm nhìn chung mang tính chiến lược về sự phát triển của Việt Nam, cũng như tầm nhìn về sự ổn định phát triển của khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam là một nhân tố ngày càng quan trọng.
Vai trò trọng yếu của Việt Nam trong khối ASEAN không chỉ đến từ yếu tố chính trị, ngoại giao mà còn xuất phát từ sức mạnh kinh tế, cũng như uy tín của Việt Nam thời gian qua.
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đánh dấu một lịch trình làm việc khá đa dạng, không chỉ với giới chức chính trị mà còn với giới doanh nhân, cũng như cơ quan nghiên cứu, tư vấn chính sách của Mỹ, thể hiện sự gắn kết cũng như mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương ngày càng sâu rộng từ phía Việt Nam.
Xu hướng hợp tác đa dạng của hai nước được kỳ vọng tăng nhanh trong thời gian tới khi cả hai đều khống chế thành công dịch COVID-19 và đang kiến tạo tầm nhìn chung về hợp tác hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chắc chắn sẽ tạo nhiều dấu ấn trong chuyến thăm Mỹ lần này để đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới.
TTO - Tối 10-5, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội để lên đường thăm, làm việc tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc từ ngày 11 đến 17-5.
Xem thêm: mth.58743009021502202-cat-poh-gnort-gnuhc-nihn-mat-oat-neik-maht-neyuhc/nv.ertiout