vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam muốn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

2022-05-13 08:52
Việt Nam muốn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng Phạm Minh Chính dành buổi làm việc đầu tiên tiếp nữ Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo.

Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại CSIS

Chia sẻ lợi ích kinh tế

"Tôi rất vui và hân hạnh khi được gặp bà nữ bộ trưởng, bà là người đầu tiên tôi làm việc cùng trong chuyến công tác, hy vọng điều này sẽ mang lại may mắn cho tôi", Thủ tướng nói và Bộ trưởng Gina Raimondo đã bật cười vui vẻ trước lời mở đầu của ông.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không khí cởi mở và chân thành. Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ của Bộ Thương mại Mỹ nói chung và cá nhân bà bộ trưởng nói riêng trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại hai nước thời gian qua, cũng như tháo gỡ kịp thời các vướng mắc để không làm gián đoạn thương mại giữa hai nước. Ông đánh giá cao những dấu ấn phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế - thương mại, trong đó kim ngạch thương mại hai chiều từ 400 triệu USD năm 1995 lên gần 112 tỉ USD vào năm 2021.

Đáp lại, Bộ trưởng Gina Raimondo đánh giá cao tầm nhìn và kế hoạch phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam, nhất là việc chuyển đổi sang kinh tế số, kinh tế xanh, đa dạng chuỗi cung ứng.

Kết thúc buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Gina Raimondo đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước trên nhiều lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng, viễn thông, công nghệ số, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần hỗ trợ Việt Nam sớm đạt được cam kết đề ra tại COP26.

Việt Nam muốn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ - Ảnh 3.

Đồ họa: TUẤN ANH

Những hợp tác vì tương lai

Tại cuộc gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy và một số thượng nghị sĩ chủ chốt của Thượng viện Mỹ, Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực không mệt mỏi của các thượng nghị sĩ, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của thượng nghị sĩ Patrick Leahy đối với việc củng cố sự đồng thuận tại Mỹ ủng hộ quan hệ với Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là việc ủng hộ hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh - một phần quan trọng và rất có ý nghĩa trong quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai dân tộc.

Thượng nghị sĩ Patrick Leahy cho biết các thượng nghị sĩ có mặt đều có tình cảm đặc biệt và lâu bền với Việt Nam, đánh giá cao việc hai nước đã vượt qua những khác biệt và nỗi đau chiến tranh để cùng xây dựng tương lai tốt đẹp hơn. Ông khẳng định: "Quốc hội Mỹ luôn có những thế hệ nghị sĩ ủng hộ quan hệ Việt Nam - Mỹ".

Đầu giờ chiều 11-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng, do đó ổn định kinh tế vĩ mô đóng vai trò hết sức quan trọng. Ông bày tỏ mong muốn Mỹ chia sẻ kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản một cách lành mạnh, an toàn, minh bạch, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Bộ trưởng Yellen khẳng định Mỹ sẽ thông qua các thể chế tài chính toàn cầu và khu vực, phối hợp với các nước phát triển để hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm và chuyển đổi năng lượng, thực hiện cam kết mạnh mẽ chống biến đổi khí hậu.

Buổi chiều, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), gặp thân mật Thủ tướng Campuchia Hun Sen, tiếp tổng giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới Axel van Trotsenburg và gặp gỡ một số tập đoàn kinh tế của Mỹ.

Nhận xét về bài phát biểu của Thủ tướng tại CSIS, GS David Dapice (Trường quản lý nhà nước John F Kennedy, ĐH Harvard) cho rằng Thủ tướng đã thể hiện rằng Việt Nam muốn chung sống giữa các nước lớn một cách xây dựng, hòa bình và có trách nhiệm. "Ông ấy không muốn gây ra sự chia rẽ. Các đề xuất của Thủ tướng về hợp tác với Mỹ cũng hợp lý và khả thi nhưng không giới hạn", GS Dapice nói.

"Với Việt Nam, việc Mỹ gắn kết với khu vực là một cách để cân bằng trên nhiều phương diện. Bất kể điều gì cũng sẽ tốt đẹp khi nhấn mạnh tính đa phương, vì nhìn chung tập hợp các quốc gia sẽ có sức nặng hơn so với cá nhân. Hiện nay, vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chuỗi cung ứng ở châu Á, cũng như việc chậm trễ trong khâu vận chuyển chứ không phải quan hệ kinh tế song phương, ít ra cho tới lúc này", ông nói với Tuổi Trẻ.

NHẬT ĐĂNG

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong khu vực

TT PhamMinhChinh

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với ông John Hamre (thứ hai từ trái qua) - chủ tịch, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước vượt xa các nước cùng khối trong hoạt động trao đổi kinh tế với Mỹ. Cho nên việc Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN tổ chức tại Mỹ được nhìn nhận sẽ góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Mỹ với các nước ASEAN, và đặc biệt với Việt Nam.

Tổng thống Joe Biden từng khẳng định sẽ xây dựng quan hệ bền vững với các nước ASEAN. Đây là thời điểm quan trọng để bàn về những vấn đề đáng lo ngại như suy thoái kinh tế trên toàn cầu sau đại dịch COVID-19. Hội nghị Mỹ - ASEAN lần này do chính Tổng thống Joe Biden tổ chức là cơ hội tốt để Việt Nam phát triển thêm về những phương diện hợp tác kinh tế khác.

Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình trong việc xuất khẩu những ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và những ngành công nghiệp nặng khác. Thực trạng kinh tế của một số nước đang bị trì trệ vì đại dịch cũng tạo điều kiện cho Việt Nam thúc đẩy thêm nữa các quan hệ hợp tác với Mỹ trong những ngành nghề có thế mạnh.

Thực chất các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu, và không phải tự nhiên mà Việt Nam luôn nằm trong danh sách những nước có tốc độ phát triển kinh tế đáng nể, dù vẫn còn những vấn đề cần cải thiện ở một vài lĩnh vực. Nhiều người gốc Việt ở Mỹ như chúng tôi bây giờ thường bảo nhau chỉ cần đi khỏi Việt Nam một năm, quay lại là đã không còn nhận ra phố phường của mình nữa. Và điều đó hoàn toàn chính xác.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ lần này cũng không là ngoại lệ. Việt Nam vẫn sẽ giữ vị trí trung lập về chính trị nhưng luôn có ý định xây dựng quan hệ thân thiện về kinh tế với các cường quốc trên thế giới. Thực chất, đây là một việc ngày càng trở nên khó khăn, khi mà quan hệ chính trị luôn đi cùng với kinh tế và những mối quan hệ này đang dần trở nên xấu đi giữa các cường quốc.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua Việt Nam vẫn luôn phát triển khá thành công ở vị trí trung lập về chính trị. Đây là một chiến lược mà có nhiều nước như Thụy Sĩ và Singapore đã thực hiện rất thành công. Đó đều là những nước nhỏ, có vị trí địa lý gần các cường quốc nhưng sau bao năm tạo dựng vị trí quan trọng về kinh tế, họ đã có thể sử dụng quan hệ về kinh tế để bảo đảm cho an ninh và sự phát triển của đất nước. Nếu Thủ tướng Phạm Minh Chính thực hiện vị trí trung lập về chính trị này, đó sẽ là một thành quả rất tốt đối với Việt Nam.

VỸ AN (từ California, Mỹ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển LongThủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

TTO - Sáng 12-5, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Xem thêm: mth.62480418031502202-uhc-ut-pal-cod-et-hnik-nen-gnud-yax-noum-man-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam muốn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools