Để cắt giảm các loại nhiên liệu từ Nga, Brussels sẽ đề xuất một kế hoạch gồm 3 mũi nhọn: chuyển sang nhập khẩu nhiều khí đốt ngoài Nga, triển khai nhanh về năng lượng tái tạo và nỗ lực hơn nữa để tiết kiệm năng lượng.
Theo Reuters, các biện pháp dự thảo, vẫn có thể thay đổi trước khi được công bố, bao gồm sự kết hợp của các luật Liên minh châu Âu (EU), các kế hoạch không ràng buộc và những khuyến nghị mà chính phủ các nước có thể thực hiện.
EU dự kiến sẽ yêu cầu đầu tư bổ sung 210 tỉ euro bằng cách tài trợ kinh phí cho tiến trình chuyển đổi năng lượng từ quỹ phục hồi Covid-19 và giảm hàng tỉ euro mà châu Âu chi cho nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch mỗi năm.
Công nhân kiểm tra đường ống tại một trạm nén khí trên tuyến đường ống dẫn khí đốt Yamal-châu Âu. Ảnh: Reuters
Các kế hoạch phác thảo giải pháp ngắn hạn cho các nguồn cung cấp khí đốt không phải từ Nga, làm nổi bật tiềm năng tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ các quốc gia bao gồm Ai Cập, Israel và Nigeria, cộng với cơ sở hạ tầng cần thiết để xoay trục khỏi Nga.
Nhu cầu khí đốt của châu Âu dự kiến giảm khoảng 1/3 vào năm 2030 theo các mục tiêu của khối nhằm chống lại biến đổi khí hậu và các đề xuất cũng sẽ đề ra mục tiêu sản xuất 10 triệu tấn hydro tái tạo vào năm 2030, cũng như nhập khẩu 10 triệu tấn nhiên liệu khác, có thể được sử dụng để thay thế khí đốt trong công nghiệp.
EC cũng đang xem xét đề xuất các mục tiêu cao hơn để mở rộng năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả, với 45% thị phần năng lượng tái tạo vào năm 2030, thay thế cho đề xuất 40% như hiện tại. Các kế hoạch mới của EU nhằm bắt đầu triển khai quy mô lớn năng lượng mặt trời cũng sẽ nỗ lực cắt giảm năng lượng từ khí đốt và sưởi ấm trong nhà, văn phòng và nhà máy bằng cách yêu cầu các quốc gia lắp đặt năng lượng mặt trời trong tất cả các tòa nhà công cộng mới từ năm 2025.
Xem thêm: nhc.37403028081502202-agn-gnoul-gnan-couht-uhp-tud-mahc-hcac-oc-ad-ua-uahc/nv.fefac