Tín dụng vào bất động sản là thông tin nóng được cả thị trường quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo báo cáo mới đưa ra của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù dư nợ tín dụng bất động sản tăng trưởng mạnh trong các năm qua nhưng phần lớn chảy vào cá nhân mua nhà, trong khi các khoản rót vốn cho chủ đầu tư dự án lại bị thu hẹp.
Nhiều ngân hàng cho biết, sở dĩ dư nợ tín dụng phần lớn tập trung vào cá nhân là do Ngân hàng Nhà nước đang siết vốn vay các dự án đầu cơ vì nhiều rủi ro và tránh nợ xấu cao, nhất là trong thời điểm nền kinh tế trải qua 2 năm ảnh hưởng dịch COVID-19, nhưng khuyến khích đối với tín dụng cho cá nhân vay mua nhà, nhất là đối với những người có thu nhập trung bình. Đây là phân khúc lâu nay nhiều ngân hàng "đang bỏ quên" nay sẽ là tiềm năng trong tương lai.
Tính đến hết tháng 3 năm nay, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 784 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 12% so với thời điểm cuối năm 2021. Trong đó, tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng. Đây là mức đã được duy trì từ cuối năm ngoái đến nay và được đánh giá là an toàn.
Theo các ngân hàng, tỷ lệ cho vay bất động sản tuy có cao nhưng vẫn trong mức cho phép. Hầu hết, các nguồn vốn vay này đều đi vào nhu cầu mua nhà thật nên rủi ro nợ xấu ngân hàng không cao.
Xuất hiện "bong bóng" bất động sản cục bộ VTV.vn - Sau 2 năm dịch COVID-19 hoành hành, mặt bằng giá bất động sản tại hầu hết các thị trường đều không giảm mà còn tăng, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. | Kiểm soát hợp lý tín dụng bất động sản VTV.vn - Siết tín dụng bất động sản là một chủ trương đúng đắn nhưng cũng cần kiểm soát một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến thị trường. | Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản VTV.vn - Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các hoạt động trên thị trường bất động sản chiếm gần 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.15424618091502202-nahn-ac-cuhk-nahp-oav-gnurt-pat-nas-gnod-tab-yav-ohc-neit-gnod/et-hnik/nv.vtv