Một công nhân làm việc tại mỏ than ở Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc hồi tháng 11-2021 - Ảnh: AFP
Theo báo South China Morning Post, 169 mỏ than mới có thể đẩy công suất khai thác của Trung Quốc lên thêm 10% trong những năm tới, thay vì giảm lượng nhiên liệu hóa thạch như Bắc Kinh đã cam kết.
GEM cho biết các mỏ trên sẽ đe dọa kế hoạch giảm sản lượng than sau năm 2025 để đáp ứng các mục tiêu khí hậu của Trung Quốc, trừ khi Bắc Kinh đóng cửa thêm các mỏ hiện có.
Tổ chức này khẳng định công suất khai thác mới hoàn toàn trái ngược với các mục tiêu "carbon kép" và cam kết giảm phát thải khí methane Trung Quốc đặt ra.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết Bắc Kinh sẽ đạt mức phát thải cao nhất vào khoảng năm 2030 và đạt mức trung hòa carbon vào khoảng năm 2060.
Chính phủ Trung Quốc cũng cam kết bắt đầu giảm dần tiêu thụ than sau năm 2025.
Theo GEM, các mỏ mới có tổng công suất hàng năm là 559 triệu tấn than. Trong số 169 mỏ, 139 mỏ đang được xây dựng và 27 mỏ đã được phê duyệt để xây dựng.
Các mỏ này có thể làm tăng lượng khí thải methane của Trung Quốc lên 6 triệu tấn mỗi năm, góp hơn 10% vào lượng khí nhà kính do khai thác than trên toàn cầu.
Sản xuất điện chiếm khoảng 40% lượng khí thải carbon của Trung Quốc trong năm ngoái năm ngoái. Nước này “đang góp” 30% lượng khí thải toàn cầu.
Để thế giới có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu hiệu quả, Liên Hiệp Quốc cảnh báo lượng khí thải carbon cần đạt đỉnh trước năm 2025 và, vào năm 2030, cắt giảm phát thải khí nhà kính 43% so với năm 2021.
Lượng phát thải khí methane cũng cần phải giảm đi 1/3.
Trung Quốc đóng góp khoảng một nửa lượng than khai thác của thế giới. GEM ước tính quốc gia này thải ra 38,4 triệu tấn khí methane mỗi năm và chiếm gần 3/4 lượng khí methane từ hoạt động khai thác than toàn cầu.
Trong báo cáo hồi tháng 3-2021, Hiệp hội Than Quốc gia Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang đặt mục tiêu tiêu thụ than chững lại ở mức khoảng 4,2 tỉ tấn vào năm 2025.
Tuy nhiên, tiêu thụ than của Trung Quốc đã tăng gần 6% trong năm ngoái lên khoảng 4,5 tỉ tấn.
Báo cáo của hiệp hội trên lưu ý ngành điện của Trung Quốc đã tiến bộ liên tục trong việc sử dụng than "sạch hơn" để giúp giảm lượng khí thải carbon, bao gồm cả việc đại tu các cơ sở để sử dụng hiệu quả hơn nhiên liệu hóa thạch.
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc kéo dài chương trình trợ giá xe điện để hạn chế sự chậm lại của nền kinh tế nói chung và nền công nghiệp ôtô nói riêng vì COVID-19.
Xem thêm: mth.47275802152502202-naht-om-961-meht-om-pas-couq-gnurt/nv.ertiout