Các bác sĩ thực hiện mổ cấp cứu cho một trường hợp biến chứng sau tiêm filler - Ảnh: S. MAI
Đó là chia sẻ của PGS.TS Lương Ngọc Khuê - phó chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - tại hội thảo "Ứng xử ra sao với sự cố y khoa" được tổ chức vào ngày 26-5 tại TP.HCM.
Theo ông Khuê, tại Việt Nam có đến 90% số cơ sở khám chữa bệnh là công lập với 1.400 bệnh viện, gần 500.000 bác sĩ, điều dưỡng… để khám chữa bệnh cho gần 100 triệu dân.
Dẫn chứng Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi ngày có hơn 10.000 người đến khám, hơn 3.000 người điều trị nội trú, hoặc như Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM mỗi ngày 7.000 người đến khám…, ông Khuê đặt câu hỏi: vậy làm thế nào để các bệnh viện phục vụ chu đáo người bệnh và tránh được sự cố y khoa?
"Sự cố y khoa không chỉ xảy ra trong lĩnh vực phẫu thuật mà còn ở việc cấp thuốc, thiết bị… Khi xảy ra sự cố y khoa, bệnh viện tư dễ sập tiệm, còn bệnh viện công thì mang tai tiếng. Do đó, lãnh đạo các bệnh viện cần thực hiện theo quy định của Bộ Y tế để tránh sự cố y khoa. Nếu xảy ra sự cố y khoa thì bình tĩnh, nhìn thẳng vào sự thật và công khai xin lỗi bệnh nhân" - ông Khuê khuyến cáo.
Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, ông Khuê cho hay đã nhiều lần phải thay mặt Bộ Y tế đi xin lỗi bệnh nhân khi ngành y tế xảy ra sự cố y khoa như trường hợp 3 bệnh nhân ở Khánh Hòa bị tử vong sau khi được phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch; 8 bệnh nhân tử vong ở Hòa Bình do tai biến chạy thận…
Báo cáo tại hội thảo, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung - giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ JW, đã chia sẻ những sự cố y khoa trong lĩnh vực thẩm mỹ.
Theo bác sĩ Dung, chỉ tính riêng tại bệnh viện trong 3 năm gần đây đã tiếp nhận xử lý 511 bệnh nhân đến điều trị vì biến chứng trong thẩm mỹ. Trong đó, rất nhiều trường hợp đi làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ "chui".
"Nhiều người thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ cho những ca bị biến chứng này không phải là bác sĩ, điều dưỡng, hoàn toàn không phải là người có trình độ y khoa… Đây là một thực trạng đáng báo động" - bác sĩ Dung nhìn nhận.
Trong nhiều biến chứng về thẩm mỹ, theo ông, hiện biến chứng do tiêm filler (chất làm đầy) là nghiêm trọng nhất như mù mắt, hoại tử... Có trường hợp hoại tử bụng 15 lỗ do tiêm chất tan mỡ không rõ nguồn gốc.
Theo ông, để xử lý triệt để vấn đề thẩm mỹ "chui", pháp luật cần nghiêm khắc hơn, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường giám sát, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp này.
Bên cạnh đó, những người đứng đầu các cơ sở làm đẹp, spa phải đặt cái tâm, đạo đức vào công việc, tránh vì lợi nhuận mà làm liều gây hại đến bệnh nhân.
TTO - Phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ có quả ngọt. Phía sau đó là vô số câu chuyện bi hài về tai nạn, biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ ít được chia sẻ vì ai cũng muốn 'tốt khoe, xấu che'.
Xem thêm: mth.33623406162502202-aohk-y-oc-us-ar-yax-ihk-nahn-hneb-iol-nix-av-taht-us-oav-gnaht-nihn/nv.ertiout