vĐồng tin tức tài chính 365

Khả năng tự chủ nguồn vốn của Vietnam Airlines ở mức thấp nhất 5 năm

2022-05-28 12:38

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - HoSE: HVN) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 sau kiểm toán. Theo đó, hãng hàng không quốc gia lỗ ròng 12.907 tỷ đồng tăng khoảng 18% so với năm 2020.

Tổng doanh thu của hãng đạt 29.750 tỷ đồng - mức doanh thu thấp nhất 5 năm vừa qua. 

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa cho biết trong thư gửi cổ đông, năm 2021 là một giai đoạn đặc biệt khó khăn của ngành hàng không thế giới cũng như đối với các doanh nghiệp hàng không Việt Nam. Liên tiếp nhiều đợt dịch bệnh bùng phát trong năm 2021 đã khiến nhu cầu đi lại giảm sút, đặc biệt trong các dịp cao điểm. Nghiêm trọng nhất là đợt bùng phát từ cuối tháng 4/2021 kéo dài đến tận cuối năm 2021 đã khiến hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường hàng không gần như tê liệt. 

"Có những ngày trên bầu trời Việt Nam không có một chuyến bay chở khách thương mại nào hoạt động. Thị trường đóng băng và doanh thu vận tải hành khách gần như bằng 0", ông cho hay. 

Trong văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vietnam Airlines cho biết năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu. Các đợt bùng phát dịch đều diễn ra vào hai mùa cao điểm quan trọng như cao điểm Tết và cao điểm hè đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả khai thác của Vietnam Airlines, sản lượng vận chuyển hành khách năm 2021 chỉ đạt 6,13 triệu lượt khách, giảm 56,6% so với năm 2020.

Hồ sơ doanh nghiệp - Khả năng tự chủ nguồn vốn của Vietnam Airlines ở mức thấp nhất 5 năm

Ngoài nguyên nhân liên quan đến tăng lỗ của công ty mẹ, còn do các công ty con trong lĩnh vực hàng không và các công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh chính gắn với vận tải hàng không cũng tăng lỗ như Pacific Airlines, NASCO, NCS, VACS…

Tại thời điểm 31/12/2021, chỉ tiêu vốn đầu tư của chủ sở hữu của Vietnam Airlines là 22.143 tỷ đồng, tăng 7.961 tỷ đồng so với 01/01/2021. Trong năm 2021, Vietnam Airlines đã hoàn thành phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn 7.961 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước SCIC đã thực hiện quyền mua cổ phiếu của cổ đông Nhà nước. 

Theo đó, 3 cổ đông lớn nhất của Vietnam Airlines sở hữu đến 93,5% vốn gồm Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (55,2%); Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (31,14%); ANA Holdings (5,62%). Cùng với đó, Vietnam Airlines có trên 40.000 cổ đông cá nhân, đang sở hữu 6,5% vốn điều lệ của Tổng công ty.

Khả năng tự chủ nguồn vốn của Vietnam Airlines ghi nhận ở mức thấp nhất trong 5 năm vừa qua, với vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn chỉ đạt 0,01% (năm 2016 là 0,17%; năm 2017 là 0,2%; năm 2018 là 0,24%; năm 2019 là 0,10%). 

Nợ phải trả của tổng công ty ghi nhận trên 65.000 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2021. Tổng công ty cho biết sẽ tiếp tục đàm phán với các chủ nợ, đặc biệt là các chủ tàu bay trong việc giảm bớt khoản nợ cũ và giảm giá thuê cho các hợp đồng thuê hiện tại; trả sớm tàu bay đang thuê, lùi thời gian nhận tàu đối với các hợp đồng đã ký. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị và triển khai các giải pháp hỗ trợ thanh khoản của Nhà nước với vai trò là chủ sở hữu của Tổng công ty; đẩy nhanh việc triển khai các giải pháp tái cơ cấu danh mục đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết và tiếp tục triển khai tái cơ cấu tài sản (bán/bán và thuê lại tàu bay cũ) để đảm bảo dòng tiền.

Hồ sơ doanh nghiệp - Khả năng tự chủ nguồn vốn của Vietnam Airlines ở mức thấp nhất 5 năm (Hình 2).

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa cho biết, năm 2021 là một giai đoạn đặc biệt khó khăn của ngành hàng không thế giới cũng như đối với các doanh nghiệp hàng không Việt Nam. (Ảnh: Hữu Thắng)

Về định hướng hoạt động cho năm 2022, Vietnam Airlines đặt đảm bảo an toàn tuyệt đối khai thác là nhiệm vụ tiên quyết, là cơ sở, tiền đề cho sự phục hồi và phát triển của Tổng công ty. Còn về hoạt động khai thác và thương mại, Vietnam Airlines sẽ xây dựng các phương án điều hành theo các kịch bản về thị trường, chủ động các giải pháp ứng biến theo diễn biến của thị trường.

Đối với khai thác quốc tế sẽ chủ động phối hợp với các đối tác, sớm khôi phục lại hoạt động khai thác các đường bay quốc tế trên cơ sở kế hoạch mở cửa của Chính phủ, kịp thời nắm bắt cơ hội thị trường, giành và giữ thị phần cũng như đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn lực. Đối với khai thác chở khách nội địa thì đảm bảo vai trò chủ đạo vận tải hành khách nội địa của VNA Group với mục tiêu thị phần đạt trên 50%.

Tiếp tục mở rộng khai thác hàng hóa trên cơ sở tận dụng nguồn lực sẵn có. Mục tiêu thị phần nội địa đạt trên 60%, thị phần quốc tế đạt trên 12%, tiếp tục điều chỉnh giá bán phù hợp nhằm tăng hiệu quả khai thác hàng hóa.

Năm 2021 là năm thứ 2 liên tiếp hãng hàng không này ghi nhận lỗ. Bước sang năm 2022, chỉ trong quý đầu năm, Vietnam Airlines lỗ thêm hơn 2.600 tỷ đồng, đánh dấu mốc lỗ 9 quý liên tiếp và nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 24.574 tỷ đồng (vượt 1 tỷ USD). Cổ phiếu HVN chốt phiên ngày 27/5 đạt 18.600 đồng/cổ phiếu. Mỗi phiên giao dịch, HVN vẫn có hàng triệu cổ phiếu sang tay

Xem thêm: lmth.945455a-senilria-manteiv/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khả năng tự chủ nguồn vốn của Vietnam Airlines ở mức thấp nhất 5 năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools