vĐồng tin tức tài chính 365

Tránh cạnh tranh, nâng - hạ giá kiểm định chất lượng giáo dục

2022-05-31 11:24
Tránh cạnh tranh, nâng - hạ giá kiểm định chất lượng giáo dục - Ảnh 1.

TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Ảnh: N.U

TS. Nguyễn Thị Kim Phụng - giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long, giám đốc Công ty Luật TNHH Kim Phụng và Cộng sự - cho rằng công tác kiểm định chất lượng giáo dục thời gian qua tuy đạt những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên sự thiếu độc lập cao của các trung tâm kiểm định chính là hạn chế có thể dẫn đến những hệ lụy không tốt về lâu dài.

Kiểm định gắn với quyền lợi

* Nhiều ý kiến cho rằng việc thu phí kiểm định, thiếu độc lập tổ chức khiến công tác kiểm định và quyết định công nhận bị chi phối? Ý kiến bà thế nào?

Việc các trung tâm công lập chưa được độc lập ở mức độ cao không phải là vấn đề làm cho hoạt động kiểm định bị chi phối đáng kể.

Song, nếu như cứ kéo dài cơ chế này thì hoạt động kiểm định chủ yếu vẫn là hoạt động giống như quản lý nhà nước, chủ yếu để cho trường được hưởng những quyền lợi khác mà kết quả kiểm định mang lại như tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, quy định mức học phí, mở ngành đào tạo...

Điều này ít nhiều làm cho hoạt động kiểm định hướng đến mục tiêu kiểm định đạt nhiều hơn mà chưa đi vào bản chất bên trong là giúp các trường xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, nhìn đúng thực trạng tốt, xấu của mình một cách khách quan nhất để có định hướng phát triển tốt hơn. Việc này dẫn đến nguy cơ hình thành tư duy tính toán cho việc trả phí kiểm định để được công nhận đạt kết quả kiểm định của tất cả các bên liên quan.

Nếu các bên xác định việc trả khoản phí đó là để có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng thì kết quả kiểm định có thể bị chi phối theo hướng chưa chắc đã phản ánh đúng thực trạng chất lượng của nhà trường.

Còn nếu các bên xác định khoản phí đó để được cung ứng dịch vụ đánh giá các mặt hoạt động của trường tốt, chưa tốt một cách khách quan nhất trên cơ sở các tiêu chuẩn kiểm định được lựa chọn và nhận được những khuyến nghị hữu ích từ các chuyên gia cho sự phát triển bền vững của trường để không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng thì kết quả kiểm định sẽ không bị chi phối.

* Đội ngũ kiểm định viên được cho là trái ngành, không phải chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định cũng khiến việc kiểm định hình thức? Ý kiến bà thế nào? Làm sao để kiểm định chất lượng thực sự chất lượng, tạo chuyển biến đáng kể cho các trường?

Trong hệ thống hiện nay có tới khoảng gần 400 ngành đào tạo. Cả nước hiện này cũng chỉ có hơn 300 kiểm định viên được cấp thẻ và một số mới được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Do đó, khi kiểm định chương trình đào tạo, theo quy định mỗi đoàn đánh giá ngoài có từ 5-7 kiểm định viên thì không phải chương trình nào cũng có đủ kiểm định viên có chuyên môn đúng với chương trình được kiểm định.

Theo kinh nghiệm của tôi, nếu muốn kiểm định chất lượng thực sự chất lượng, tạo chuyển biến đáng kể cho các trường thì ngoài các vấn đề về cơ chế, chính sách, định hướng hình thành tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia thống nhất, độc lập với cơ quan quản lý nhà nước và cách thu phí... công tác kiểm định còn cần phải được đầu tư về kỹ thuật và con người.

Về kỹ thuật, cần phải có hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia có đầy đủ số liệu, thông tin về các điều kiện bảo đảm chất lượng mà các cơ sở giáo dục phải đăng ký, cập nhật và chịu trách nhiệm... để hỗ trợ cho công tác quản lý và kiểm định.

Về con người, các trung tâm kiểm định cần được quy định các điều kiện tuyển chọn, điều kiện thành lập khắt khe; có cơ chế xử phạt, đào thải chặt chẽ nếu vi phạm liêm chính nghề nghiệp hoặc yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.

Trung tâm kiểm định quốc gia

Tránh cạnh tranh, nâng - hạ giá kiểm định chất lượng giáo dục - Ảnh 2.

Kiểm định chương trình đào tạo tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh: T.L

* Theo bà, đâu là giải pháp cho sự độc lập về tổ chức cho các trung tâm kiểm định công lập ?

Để các trung tâm kiểm định được độc lập về tổ chức với các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học ở mức độ cao, tôi cho rằng giải pháp khả thi nhất trong điều kiện hiện nay là cơ cấu lại thành những đơn vị sự nghiệp công lập không có cơ quan chủ quản.

Được biết, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có tờ trình đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép bộ này ban hành quyết định về việc tổ chức lại các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục công lập là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, không có cơ quan chủ quản.

Rất tiếc là phương án này cho đến nay chưa được thực hiện do còn có những ý kiến khác băn khoăn về việc pháp luật không có quy định nào về đơn vị sự nghiệp công lập không có cơ quan chủ quản, làm chậm trễ việc đẩy mạnh tự chủ ở mức độ cao cho các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục công lập.

*Để các tất cả trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thực sự độc lập về khoa học, công nhận quyết định, theo bà đâu là giải pháp?

Tôi mơ ước đến một ngày, các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam sẽ được hoạt động trong hệ thống tổ chức kiểm định quốc gia, thống nhất, độc lập với cơ quan quản lý nhà nước ở mức độ cao.

Mức phí và cách thức thu phí cũng được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quy định thống nhất. Tất cả các trường đều phải đóng vào Quỹ quốc gia về kiểm định chất lượng giáo dục một khoản phí theo cách tính bình đẳng, để chi trả cho việc kiểm định cơ sở và chương trình đào tạo. Các trường có quyền lựa chọn trung tâm kiểm định tốt nhất để thực hiện và Quỹ quốc gia về kiểm định sẽ chi trả phí ở mức đã được quy định thống nhất cho trung tâm kiểm định về dịch vụ đã cung cấp.

Cơ chế đó sẽ phân định rõ vai trò của "người đá bóng", "người thổi còi" và ít đất hơn để phát sinh hiện tượng cạnh tranh trong việc tiếp thị, mời chào, nâng - hạ giá dịch vụ kiểm định… có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả kiểm định.

* Theo luật, các trung tâm kiểm định phải độc lập về tổ chức với trường đại học nhưng hiện nay các trung tâm này vẫn thuộc đại học. Phải chăng các trung tâm hoạt động trái luật?

Đối với các nước có nền giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Úc, New Zealand, các nước Châu Âu... hệ thống kiểm định của họ thường là tổ chức độc lập ở mức độ cao và hoạt động phi lợi nhuận.

Tuy nhiên, cần phải khẳng định thêm là "độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước" không có nghĩa là không chịu sự quản lý của nhà nước trong quá trình hoạt động.

Như vậy, thực tế, 4 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục công lập ở VN tại các đại học, trường đại học chưa được độc lập ở mức độ cao (vẫn còn cơ quan chủ quản) nhưng không phải đang hoạt động trái luật.

Các trung tâm này vẫn là những pháp nhân độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học. Tuy trực thuộc các cơ sở giáo dục đại học công lập nhưng các trung tâm này không phải là một bộ phận hoặc đơn vị thuộc các cơ quan này, không vi phạm quy định tại Luật Giáo dục đại học.

Thêm một số chương trình đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượngThêm một số chương trình đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng

TTO - Một số chương trình đào tạo đại học vừa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức trong và ngoài nước.

Xem thêm: mth.55692300113502202-cud-oaig-gnoul-tahc-hnid-meik-aig-ah-gnan-hnart-hnac-hnart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tránh cạnh tranh, nâng - hạ giá kiểm định chất lượng giáo dục”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools