Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng cho biết mục tiêu trong vòng 3 năm tới sẽ có khoảng 35 - 40% các hợp tác xã của nông dân có thể tiếp cận việc chuyển đổi số và tăng cường bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử. Vì vậy, các chương trình tập huấn bán hàng cho nông dân sẽ được triển khai mạnh hơn.
Mới đây, hơn 100 hợp tác xã nông nghiệp tại ĐBSCL đã được làm quen với công nghệ và mô hình kinh doanh online, từ đó tiếp cận thêm người dùng mới và cơ hội nâng cao doanh thu.
Ảnh minh họa - Ảnh: HNM
Theo Grab Việt Nam, sau 1 năm thí điểm cùng với Bộ NN&PT NT và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các bên đã hoàn thiện quy trình, chuẩn hoá thông tin để hỗ trợ nông dân đưa hàng lên nền tảng số. Tính đến cuối năm ngoái, đã có hơn 2 triệu nông hộ trong cả nước được đào tạo kỹ năng số và gần 50.000 sản phẩm nông sản đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu.
Phương pháp làm việc với nông dân là "cầm tay chỉ việc", do vậy để đạt mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 40% hợp tác xã có thể ứng dụng công nghệ vào bán hàng, sẽ phải tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn.
Theo một khảo sát của Hiệp hội Crop Life châu Á, gần 50% nông dân trồng lúa và rau quả ở Việt Nam khi được hỏi cho biết họ muốn áp dụng số hóa trong nông nghiệp.
So với 3 quốc gia ASEAN trong cùng khảo sát, Việt Nam là nước có tỷ lệ cao nhất. Điều đó cho thấy nông dân Việt Nam quan tâm đến số hóa nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trong khu vực. Điều này đang tạo ra cơ hội lớn để người nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp tạo ra đột phá trong sản xuất nông nghiệp hiện đại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.13331859013502202-tdmt-nas-nert-gnah-nab-eht-oc-peihgn-gnon-xth-04-5202-man/et-hnik/nv.vtv