Tuyến đường quanh chợ Thủ Đức, TP Thủ Đức là một trong những điểm ngập mà TP.HCM đang xử lý - Ảnh: LÊ PHAN
Theo Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng), năm 2022 các tuyến đường sau đây có thể bị ngập:
15 tuyến đường có thể bị ngập sau mưa (thời gian nước rút dưới 30 phút) gồm: Lê Đức Thọ, Phan Anh, Bạch Đằng, Hồ Học Lãm, quốc lộ 13, Ba Vân, Bàu Cát, Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam, Thảo Điền, Quang Trung, Kha Vạn Cân, Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm cũ), Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng.
24 tuyến đường có thể ngập trong mưa (thời gian nước rút dưới 30 phút): Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Phan Huy Ích, Phạm Văn Đồng, Lê Thị Hoa, tỉnh lộ 43, Tô Ngọc Vân, Đỗ Xuân Hợp, Hồ Văn Tư, Nguyễn Duy Trinh, Võ Văn Ngân, quốc lộ 1A, Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Hiệp Bình, Ung Văn Khiêm, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Biểu, Mai Xuân Thưởng, Tân Hòa Đông.
Về tình hình ngập nước thời gian qua, theo Sở Xây dựng, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn TP có 36 trận mưa. Trong đó 2 trận mưa có lượng hơn 50mm và 1 trận mưa có lượng trên 100mm.
Mưa đã khiến các tuyến đường chủ yếu ở khu vực các quận vùng ven bị ngập, trong đó tập trung ở TP Thủ Đức, quận 12, quận Gò Vấp. Nguyên nhân do cường độ mưa lớn trong thời gian ngắn kết hợp địa hình trũng thấp cục bộ. Ngoài ra, hệ thống cống hiện hữu thiếu đồng bộ do đầu tư qua nhiều giai đoạn làm giảm tốc độ dòng chảy.
Ngoài những tuyến đường ngập do mưa còn 9 tuyến đường bị ngập do ảnh hưởng của triều cường như: Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, quốc lộ 50, Phạm Hữu Lầu, Huỳnh Tấn Phát, Trịnh Quang Nghị, Nguyễn Thị Thập, Tôn Thất Thuyết.
Riêng đối với khu vực quận 4, 7 và huyện Nhà Bè khi xuất hiện mưa, mưa kết hợp triều, triều cường dâng cao tình hình ngập cũng xảy ra trên các tuyến đường chính và khu dân cư do quận, huyện quản lý.
Để giảm ngập khi xảy ra mưa, các đơn vị đã duy tu, sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét lòng cống, kênh rạch, cửa xả... để tăng cường khả năng thoát nước.
Đồng thời vận hành các van ngăn triều, các trạm bơm cố định để thoát nước, xây dựng các đoạn đê tạm ngăn triều tràn bờ gây ngập. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác đấu nối cống, mở hướng thoát nước mới, lắp đặt van ngăn triều, vận hành các trạm bơm hỗ trợ thoát nước...
Hệ thống thoát nước của TP.HCM chịu được cơn mưa cỡ nào?
Theo quyết định 752 của Thủ tướng ban hành năm 2001, hệ thống thoát nước của TP.HCM chịu được mưa lớn trong ba giờ liên tục với lượng khoảng 95,91mm đối với kênh rạch, 85,36mm với cống cấp 2 và 75,5mm với cống cấp 3 và đỉnh triều 1,32m.
Do biến đổi khí hậu nên mưa lớn tăng và lượng cũng cực đoan hơn, do đó quy hoạch này đã không còn thích hợp. Theo thống kê từ năm 1962 đến 2001 chỉ có 9 cơn mưa lớn với lượng trên 100mm. Nhưng từ năm 2002 đến nay có tới 59 cơn mưa lớn, riêng trong năm 2020 có 7 cơn lượng mưa 100 - 212mm.
Trong khi đó, triều cường từ năm 1980 đến 2007 luôn dưới 1,5m. Nhưng từ năm 2008 đến nay, liên tục xuất hiện các đợt triều cường cao, có thời điểm đỉnh triều đạt 1,8m.
TTO - Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng - chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam - cho biết đến nay Hà Nội vẫn chưa có quy hoạch không gian ngầm đô thị. Hiện chỉ mới có hệ thống thoát nước, đường điện, viễn thông...
Xem thêm: mth.63285623113502202-teyuq-iaig-gnad-pagn-ib-gnoud-neyut-ueihn-oab-noc-mch-pt/nv.ertiout