vĐồng tin tức tài chính 365

Nắm tay lần nữa cho hòa bình

2023-05-02 13:32
Bức ảnh “Hai người lính” của nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành chụp tại Quảng Trị vào tháng 4-1973 trở thành một biểu tượng của hòa bình - hòa hợp - hòa giải

Bức ảnh “Hai người lính” của nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành chụp tại Quảng Trị vào tháng 4-1973 trở thành một biểu tượng của hòa bình - hòa hợp - hòa giải

Tháng 4 này, cuộc xung đột đã biến thành chiến tranh ngày một ác liệt giữa Nga và Ukraine lại càng làm bùng lên cảm thức sâu thẳm về hòa bình, khát khao mãnh liệt về hòa bình hơn bao giờ. Hòa bình - giá trị, thước đo của sự văn minh mà toàn thể nhân loại hướng đến xuyên suốt hàng ngàn năm qua.

Cách đây 50 năm, chiến sự ở Việt Nam vẫn diễn ra ác liệt song song với hội nghị Paris nhằm tìm kiếm các giải pháp kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình. Hiệp định Paris được ký kết năm 1973 được xem là bước khởi đầu của nền hòa bình Việt Nam. Mặc dầu vậy, phải đến hai năm sau, ngày 30-4-1975, chiến tranh mới chấm dứt, đất nước mới thống nhất.

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới. Ngày nay, mỗi khi nhắc đến các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan hay Nga - Ukraine đang diễn ra thì ký ức, bài học về chiến tranh Việt Nam vẫn thường xuyên được cả thế giới nhắc nhớ.

Điều đó cũng nhắc nhở những việc hệ trọng thời hậu chiến mà người Việt Nam chúng ta phải đối diện và học hỏi để kiến lập nền hòa bình, thịnh vượng cho riêng mình. Để có hòa bình phải qua chiến tranh, và gìn giữ vun đắp hòa bình cũng chẳng hề đơn giản. 

Sau gần 50 năm, Việt Nam đã thiết lập mới nhiều mối quan hệ với bạn bè quốc tế, trong đó có những nước từng ở phía đối phương, các hợp tác song phương được tăng cường nhằm thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau. 

Tuy nhiên, ngay trong đời sống xã hội Việt Nam hôm nay, những vết thương tinh thần của chính người Việt vẫn còn những nhói buốt cần được chữa lành.

Là người nghiên cứu nhân học, thường xuyên tiếp xúc và trò chuyện với nhiều người khác nhau, tôi thường ngạc nhiên khi nghe những người lớn tuổi kể về cuộc chiến Việt Nam đầy cảm xúc khác nhau, gọi tên ngày 30-4 với những tên gọi khác nhau tùy thuộc vào vị trí, chỗ đứng của họ, nhưng lại ít được nghe họ gọi ngày 30-4 là ngày hòa bình - hòa hợp - hòa giải, những danh từ mà chúng ta thường đọc được trên báo, nghe được trên đài. 

45 năm sau, năm 2018, họ đã gặp lại nhau

45 năm sau, năm 2018, họ đã gặp lại nhau

Phải chăng nó chỉ tồn tại trên môi những người sinh ra, lớn lên trong hòa bình như tôi?

Tôi không có trải nghiệm về cuộc chiến tranh ngoài những câu chuyện kể và những bài học lịch sử trong sách giáo khoa. Nhưng là người Việt Nam, với gia đình, làng xóm, tôi vẫn cảm được những nỗi đau, mất mát, những hy sinh không thể cân đo đong đếm, và tôi tự tin rằng mình vẫn hiểu thấu giá trị quý báu của hòa bình, hòa giải. 

Trong những câu chuyện về ký ức của cuộc chiến, thi thoảng tôi nghe được những cuộc chiến nhỏ hơn, ẩn núp trong từng gia đình, từng xóm làng nơi miền quê hay từng góc phố nơi đô thành. 

Nỗi đau không chỉ trên thể xác mà khắc sâu trong lòng như lời bài hát: "Vết thương thịt da đã lành theo năm tháng, nhưng vết thương lòng mẹ vẫn còn nặng mang". Chiến tranh không chỉ mang đến chết chóc, đau thương mà còn mang đến ly tán và tạo ra những vách ngăn trong mối tương liên giữa những người đáng lẽ phải thương nhau.

Có những câu chuyện thật éo le. Nhiều gia đình có những người từng đứng khác chiến tuyến. Có gia đình, dòng họ đã ôm lấy nhau bằng tình máu mủ, nhưng cũng có gia đình phải xa cách tâm tư, những người chung dòng họ không thể cùng mâm cơm trong ngày giỗ chạp gia tiên. Quan niệm khác nhau có lúc đẩy mọi thứ vượt khỏi sự thân ái, bao dung, tin cậy của tình huyết thống và nghĩa đồng bào.

Tôi không rõ ở phương Tây những ký ức chiến tranh về Việt Nam được truyền tải như thế nào, nhưng theo số liệu của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - thành viên của Mạng lưới bảo tàng hòa bình thế giới, trước đại dịch COVID-19 có khoảng 500.000 khách phương xa tới tham quan bảo tàng. 

Họ muốn tìm hiểu cuộc chiến năm xưa và đi tìm ý nghĩa, giá trị của hòa bình. Một số trường đại học trên thế giới cũng đã mở ngành đào tạo về hòa bình, và xem hòa bình - hòa giải như là một vấn đề cần nghiên cứu và đào tạo.

Trên thế giới, để bắt đầu một cuộc chiến, đôi khi người ta chỉ cần một nguyên cớ và ý chí của người lãnh đạo, và để kết thúc cuộc chiến thì cần nhiều giải pháp và sự dũng cảm của nhà lãnh đạo.

 Vậy nhưng chiến tranh vẫn bắt đầu và kết thúc đơn giản hơn khi so sánh với việc thiết lập hòa bình. Để thấm được giá trị của hòa bình, người ta phải mất thật nhiều năm để học và thực hành giá trị về hòa giải và hòa hợp.

Với tất cả những trải nghiệm đau thương về chiến tranh của lịch sử Việt Nam, giá trị hòa bình - hòa giải cần được thực hành từ mỗi người, từ đời sống thường nhật lẫn đời sống học thuật. 

Nỗi đau chiến tranh vẫn một lần nữa cần được xoa dịu, lòng người ly tán một lần nữa cần được chữa lành để tất cả mọi người Việt cùng chung tay cho một đất nước thịnh vượng từ nền tảng của giá trị hòa bình, hòa hợp và hòa giải.

Bức ảnh "Hai người lính" của nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành chụp tại Quảng Trị vào tháng 4-1973 trở thành một biểu tượng của hòa bình - hòa hợp - hòa giải. 45 năm sau, năm 2018, họ đã gặp lại nhau.

'Hai người lính' mong hòa bình mãi mãi

TTO - Tuổi Trẻ ngày 27-4-2015 đăng câu chuyện xúc động về tấm ảnh “Hai người lính” của nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành chụp tại Quảng Trị tháng 4-1973 sau Hiệp định Paris. Không ai ngờ sẽ có ngày hai người lính xưa gặp lại nhau.

Xem thêm: mth.90903610110503202-hnib-aoh-ohc-aun-nal-yat-man/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nắm tay lần nữa cho hòa bình”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools