vĐồng tin tức tài chính 365

Dân số già - Ai sẽ làm việc?

2023-05-02 16:35

Dân số già - Ai sẽ làm việc?

Trong ba năm qua, thị trường lao động đã đối mặt với nhiều thử thách, đầu tiên là COVID-19 và sau đó là suy giảm kinh tế tại nhiều quốc gia. Và hiện nay là cuộc khủng hoảng thiếu nguồn lao động trẻ có tay nghề. Dự báo, số người trên 65 tuổi trên thế giới sẽ tăng gấp ba lần vào giữa thế kỷ này, từ 531 triệu vào năm 2010 lên 1,5 tỷ vào năm 2050. Vậy khi dân số già đi, nguồn nhân lực ở đâu để nuôi nền kinh tế là bài toán nhiều quốc gia phải đi tìm lời giải.

Tại nhiều nước, nhất là châu Âu đang có tình trạng "Chủ cần thợ, việc cần người" - tức là không kiếm ra người làm một số công việc đặc thù. Italy có khoảng 1 triệu công việc đang cần người, những lao động chuyên ngành dược, sinh học và bác sĩ càng ngày càng khan hiếm. Chính phủ Italy đang hướng đến việc tăng tỷ lệ sinh và khuyến khích phụ nữ tham gia thị trường lao động để lấp đầy các chỗ trống này.

Từ ngày 1/7 tới đây, Australia sẽ tăng lương tối thiểu cho lao động nhập cư để thu hút thêm lao động có trình độ. Mức lương tối thiểu mới cho lao động nhập cư có tay nghề cao tại Australia sẽ là 46.300 USD/năm, trong khi trước kia là 35 nghìn 600 USD.

Dân số già - Ai sẽ làm việc? - Ảnh 2.

Nói tới dân số già, thì quốc gia hay bị "gọi tên" nhất có lẽ là Nhật Bản. Tính đến năm 2022, những người từ 65 tuổi trở lên chiếm gần 1/3 dân số. Tốc độ già hóa nhanh chóng khiến Nhật Bản mất khoảng 12 triệu lao động trong 1/4 thế kỷ qua và nước này đang tìm mọi cách để bù đắp lực lượng lao động thiếu hụt.

Nhật Bản nới lỏng điều kiện điều cư trú cho lao động chất lượng cao

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định nới lỏng điều kiện điều cư trú cho lao động chất lượng cao nước ngoài bao gồm các nhà nghiên cứu, kỹ sư và nhà quản lý doanh nghiệp với một số điều kiện nhất định. Cùng với đó, điều chỉnh chế độ với sinh viên, cho phép các sinh viên tốt nghiệp từ một trong những trường đại học thuộc top 100 trường đại học hàng đầu được phép cư trú tại Nhật Bản trong 2 năm để tìm việc làm.

Nhật Bản cũng đã thành lập hội đồng gồm 15 chuyên gia để thảo luận về dự thảo thay đổi chương trình thực tập sinh, nhằm bảo đảm quyền lợi cho lao động nước ngoài. Đây là những nỗ lực mới nhất của Nhật Bản nhằm thu hút nhân tài từ các nước trong bối cảnh nước này có nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng và xu hướng các nước cũng đang mở rộng ưu đãi để cạnh tranh nguồn nhân lực.

Dân số già - Ai sẽ làm việc? - Ảnh 3.

Tự động hóa cũng là một trong những giải pháp cho tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch thúc đẩy sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực công nghiệp, nước này được xem là quốc gia ứng dụng tốt nhất những tiến bộ của tự động hóa, trong quá trình tự động hóa người lao động, trình độ trung bình được bảo vệ bởi luật lao động của Nhật Bản, nên tự động hóa cướp mất việc làm của người lao động không phải vấn đề đáng quan tâm tại đất nước này.

Thanh niên Indonesia học chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Tại Indonesia, nhiều thanh niên đang tham gia chương trình đào tạo khả năng chăm sóc người cao tuổi để mong tìm được việc làm tại Nhật Bản.

Siti Maesaroh, 24 tuổi, mời một người bạn cùng lớp đóng giả là một người lớn tuổi Nhật Bản. Cô tập các thao tác chăm sóc bữa ăn, từ đeo yếm, đến hỏi xem bạn có muốn dùng đũa và thìa để ăn hay không. Đây là một trong nhiều tình huống mà Siti được thực tập khi học tại trường đào tạo nghề Onodera User Run tại thủ đô Jakarta, nơi dày nghề cho những thanh niên Indonesia muốn làm việc tại Nhật Bản.

Dân số già - Ai sẽ làm việc? - Ảnh 4.

Cô cho biết: "Ở đây chúng tôi học tiếng Nhật qua đàm thoại, ngữ pháp và cả chữ viết. Chúng tôi cũng được học các kỹ năng chăm sóc người già, được học về văn hóa Nhật Bản và mọi thứ cần thiết để làm việc tại Nhật Bản".

Bên cạnh việc học ngôn ngữ, các học viên cũng học cách chăm sóc khách hàng tương lai của mình như xỏ dép vào chân cho người không thể tự làm hoặc xác định dụng cụ nào sẽ dùng cho loại thức ăn nào. Nhiều học viên đã có bằng cử nhân cũng vẫn đến đây theo học. Sau khi hoàn thành các khóa học kéo dài khoảng 6 tháng, các học viên sẽ tham gia kỳ thi tuyển dụng lao động có kỹ năng đặc biệt, và nếu đủ điểm ngoại ngữ, họ sẽ làm việc tại Nhật Bản.

Ông Hiroki Sasaki - Tùy viên lao động, Đại sứ quán Nhật Bản tại Indonesia: "Ước tính có 340 nghìn vị trí việc làm tại Nhật Bản dành cho chương trình lao động có tay nghề đặc biệt, thế nhưng tại thời điểm này chỉ có khoảng 130 nghìn công nhân lành nghề ở lại Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản đang ngày càng đòi hỏi nguồn lao động nước ngoài".

Một nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) liên kết với Bộ Ngoại giao nước ngày cho thấy, Nhật Bản sẽ mất hơn 10% lực lượng lao động trong nước trong hai thập kỷ tới. Theo Reuters, Nhật Bản sẽ cần gấp bốn lần lao động nước ngoài vào năm 2040 so với hiện nay để đạt được lộ trình tăng trưởng mà chính phủ đặt ra.

Lao động nhập cư - chìa khóa tăng trưởng kinh tế

Dân số già - Ai sẽ làm việc? - Ảnh 5.

Ở châu Âu, rất nhiều quốc gia cũng đang rơi vào tình cảnh thiếu hàng triệu lao động, hay hàng trăm nghìn vị trí việc làm đang bỏ trống.

Ngay cả trong giấc mơ, chị Sonia Alagheband cũng chưa bao giờ nghĩ có một ngày chị sẽ trở thành một người lái tàu hỏa, mà lại còn là ở Đức. Là một người nhập cư từ Iran, chị Sonia đang được đào tạo để có thể vận hành những đoàn tàu thuộc công ty đường sắt quốc gia Đức, Deutsche Bahn.

Chị Sonia Alagheband - Người nhập cư từ Iran: "Tôi rất hào hứng vì sắp tới tôi sẽ được tự vận hành cả một đoàn tàu".

Chị Sonia thì cảm thấy hào hứng, còn công ty đường sắt Deutsche Bahn thì vô cùng vui mừng khi tuyển dụng được người phụ nữ nhập cư này đúng vào thời điểm mà công ty đang thiếu lao động trầm trọng. Không chỉ trong ngành đường sắt, mà trên khắp cả nước Đức đang thiếu hụt khoảng 2 triệu lao động ở rất nhiều ngành nghề. Từ y tá, điều dưỡng, nhà trẻ, ngành công nghệ, cơ khí và cả dịch vụ công. Cũng như nhiều quốc gia EU khác, Chính phủ Đức đang hướng tới tận dụng nguồn lao động nhập cư để giải quyết vấn đề khan hiếm lao động trong nước.

Dân số già - Ai sẽ làm việc? - Ảnh 6.

Ông Robert Habeck - Bộ trưởng Kinh tế Đức: "Muốn có thêm lực lượng lao động có trình độ chuyên môn thì chúng ta cần hành động nhanh chóng và quyết liệt. Đó là lý do mà Bộ Chính sách cải cách sẽ được đưa ra - liên quan tới lao động nhập cư".

Theo đó, các chính sách cải cách đang được cân nhắc bao gồm "thẻ cơ hội," cho phép mọi người tìm kiếm việc làm tại Đức dựa trên một hệ thống điểm, trong đó tập hợp các tiêu chí như kỹ năng ngôn ngữ, kinh nghiệm chuyên môn và sự kết nối với nước Đức... Các Bộ trưởng Nội vụ và Lao động của Đức tỏ rõ ý định muốn biến nền kinh tế lớn nhất châu Âu trở thành một điểm đến của người nhập cư, qua đó lấp đầy hàng trăm nghìn vị trí việc làm còn để trống.

Ông Xavier Devictor - Giám đốc Báo cáo phát triển toàn cầu 2023, World Bank: "Không phải chỉ mỗi các quốc gia giàu có mới nghĩ tới việc tuyển dụng người nhập cư đâu, mà kể cả những quốc gia thu nhập thấp hơn như Bangladesh, hay Ấn Độ, tỷ lệ sinh đều không đạt ngưỡng đủ để thay thế lực lượng lao động đã già. Và sớm thôi, lao động nhập cư sẽ trở thành một trong những chìa khóa tăng trưởng kinh tế".

Tháng trước, nước Pháp đối mặt với những cuộc đình công diện rộng để phản đối việc tuổi về hưu bị nâng thêm 2 năm. Nếu dân số tiếp tục bị già hóa và không có lực lượng lao động trẻ để thay thế, thì tuổi hưu có thể sẽ còn bị nâng thêm nữa. Quả thực, già hóa dân số đang là một quả bom hẹn giờ đối với hệ thống lương hưu công cộng và tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Mà việc mở rộng cửa tiếp nhận thêm lao động nhập cư sẽ phần nào giải được bài toán khó này.

Dân số già - Ai sẽ làm việc? - Ảnh 7.

Những công việc độc, lạ bất kể không gian, tuổi tác

Chuẩn bị súng đạn kĩ lưỡng, đeo tai nghe an toàn… chị Plesis di chuyển trên bãi cỏ ở sân bay Orly, Paris, Pháp. Chị bắn đạn rỗng để xua đuổi những con chim khỏi đường cất và hạ cánh của sân bay, tránh tình huống tai nạn do máy bay va phải chim trời.

Chị Colyne Plessis – Kỹ thuật viên môi trường tại sân bay Orly, Paris cho biết: "Công việc của chúng tôi giúp đảm bảo an toàn cho máy bay, đảm bảo an toàn cho hành khách và cũng bảo vệ cho các loài chim ở quanh đây nữa. Vì nếu không ngăn chặn thì số vụ va chạm giữa chim và máy bay chắc chắn sẽ tăng lên".

Qua đào tạo và kinh nghiệm thực tế, chị Plesis có thể nhận nhanh chóng các bụi cỏ mà chim hay cư trú gần đường băng. Nhờ đóng góp thầm lặng của những người đuổi chim đặc biệt này mà số sự cố yêu cầu hủy cất hoặc hạ cánh ở sân bay Orly đã giảm một nửa kể từ năm 2014.

Trong khi đó tại Mallorca, Tây Ban Nha, những người mẫu ảnh đang tham gia buổi chụp hình thời trang. Nhìn qua có lẽ không nhiều người nhận ra rằng, những người mẫu này đều từ 50 tuổi trở lên. Mặc dù vậy họ vẫn tràn đầy năng lượng, cá tính và tự tin tạo dáng trước ống kính.

Dù từng làm những công việc khác nhau, người là kiến trúc sư, người làm truyền thông… tuy nhiên những người phụ nữ đều có điểm chung là yêu cái đẹp. Họ thử thách bản thân với công việc người mẫu để trải nghiệm những sắc màu mới trong cuộc sống.

Xem thêm: nhc.584107531205032881-ceiv-mal-es-ia-aig-os-nad/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dân số già - Ai sẽ làm việc?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools