Trong các buổi tập huấn này, thái độ phục vụ, ứng xử khi có sự cố, giải quyết khiếu nại, tinh thần cầu thị, tiếp thu, khắc phục thiếu sót, học tập mô hình, cách làm hay… được các diễn giả, chuyên gia chú trọng truyền đạt.
Tự đào tạo, tái đào tạo và nâng cao trình độ, nghiệp vụ là công việc cần làm, thường xuyên của những người trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Ở các cơ sở kinh doanh lớn như resort, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch cao cấp, công tác này được thực hiện liên tục. Nhưng bên cạnh đó, chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch còn nhiều "mắt xích" quan trọng khác, nhưng chưa có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng tương xứng. Đó là lực lượng tài xế, bảo vệ, tiểu thương, người buôn bán nhỏ lẻ..., vốn là đội ngũ tiếp xúc đầu tiên với du khách ở sân bay, ga, bến xe, khu điểm du lịch.
Đội ngũ này tuy không yêu cầu cao về trình độ, nhưng thái độ là điều đặc biệt quan trọng. Đôi khi du khách thiện cảm hay ác cảm về điểm đến, lại chủ quan quyết định từ đội ngũ này, trong khi họ chủ yếu hoạt động dịch vụ tự do, hoặc làm hợp đồng, công việc không thường xuyên, ổn định, không thuộc đối tượng chịu sự quản lý của tổ chức kinh doanh...
Cửa ngõ phía tây TP.HCM đông nghẹt người quay lại TP.HCM sau lễ
Nhưng không thiếu lực lượng, công cụ để thực hiện việc này như: thanh tra, quản lý thị trường, an ninh trật tự cơ sở, công an. Đơn cử, một địa phương du lịch tại miền Trung, nhiều năm trước đã thống kê được trên địa bàn có cụ thể bao nhiêu "cò" ở một lĩnh vực dịch vụ. Địa phương này đã quyết định đưa vào quản lý, đào tạo, hướng dẫn hành nghề và xử lý nghiêm những đối tượng ngoài luồng vi phạm pháp luật. Và đội ngũ này, hiện nay đã phát triển thành nghiệp đoàn lành mạnh.
Do đó, khi những "mắt xích" yếu được giáo dục, bồi dưỡng về thái độ phục vụ du khách, thì sức mạnh của chuỗi dịch vụ mới được cải thiện, hạn chế những "con sâu làm rầu nồi canh".