vĐồng tin tức tài chính 365

Mùa nóng, cẩn thận trẻ bị ngạt nước do trượt chân té ao, đi bơi...

2023-05-05 18:24
Trẻ ngạt nước được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Trẻ ngạt nước được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Trời nắng, nhiều trẻ thường thích chơi gần các ao hồ, bể nước, hồ bơi, xô chậu… Nếu người lớn không chú ý kỹ trẻ, có thể để xảy ra chuyện không may.

Trẻ ngạt nước do trượt chân té ao, chúi đầu vào xô nước...

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố, cho biết trong tháng 4, bệnh viện đã tiếp nhận liên tục nhiều trường hợp ngạt nước. Trong đó, cứu sống bốn trường hợp trẻ ngạt nước nguy kịch.

Các bé bị té chủ yếu ở ao, chúi đầu vào xô nước, chìm hồ bơi, trượt chân xuống ao cá tra… và đa phần đều nặng do phát hiện trễ, trẻ chơi một mình, hoặc do sự lơ là bất cẩn của người nhà, người trông trẻ.

Điển hình là trường hợp bé D.Đ. (4 tuổi, Tiền Giang) cách nhập viện ba giờ, trẻ được người nhà dẫn đi bơi ở hồ bơi. Tuy nhiên, chỉ trong tích tắc 5-7 phút, người nhà không thấy trẻ đâu nên chia nhau tìm và phát hiện bé chìm ở hồ bơi dành cho trẻ lớn.

Người nhà đã vớt lên xốc nước, ấn tim thổi ngạt, rồi chuyển bé Đ. vào bệnh viện địa phương, trong tình trạng ngưng thở ngưng tim, được xử trí đặt nội khí quản giúp thở, ấn tim, tiêm adrenalin, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi Đồng thành phố.

May mắn, sau hai tuần điều trị tri giác trẻ cải thiện dần, tiếp xúc chậm, được, cai được máy thở, thở oxy sau đó tự thở khí trời. Trẻ được tiếp tục điều trị oxy cao áp và hỗ trợ dinh dưỡng vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Bác sĩ Minh Tiến cho hay, qua khai thác hoàn cảnh xảy ra, diễn tiến và cách xử trí ngạt nước của gia đình trẻ, ghi nhận một số phụ huynh còn mắc phải sai lầm trong xử trí trẻ ngạt nước phụ huynh cần phải tránh.

Việc sai lầm trong sơ cứu ngạt nước sẽ làm mất thời gian vàng cứu não trẻ thoát khỏi tình trạng thiếu oxy não, có thể gây tử vong hoặc di chứng nặng nề cho trẻ sau này.

Thứ nhất là bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược trẻ không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ.

Thứ hai là trẻ ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

Điều này làm não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, chết tế bào não dẫn tới tử vong và di chứng não nặng nề.

Vì thế, tốt nhất là phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi đưa đầu lên khỏi mặt nước trước khi đưa vào bờ, tiếp tục hồi sức tim phổi.

Sơ cứu trẻ bị ngạt nước ra sao?

Bác sĩ Minh Tiến cho hay, khi trẻ bị ngạt nước cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước. Sau đó đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực:

- Nếu lồng ngực không di động tức là ngưng thở, cần ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Nếu trẻ không thở, phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

Trong trường hợp vì lý do gì đó không thể thổi ngạt, thì động tác ấn tim 100-120 lần/phút cũng có thể có hiệu quả trong việc hồi sinh hô hấp tuần hoàn cho trẻ.

- Nếu trẻ còn tự thở, hãy đặt ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu nôn ói. Sau đó, cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người trẻ bằng chăn hay một tấm khăn khô.

Người lớn cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay cả khi có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước.

Phòng tránh ngạt nước ở trẻ ra sao?

Qua các trường hợp trên, bác sĩ Minh Tiến lưu ý phụ huynh không để trẻ nhỏ một mình ở nhà; cần đậy kín các vật chứa nước trong nhà, không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông.

Đồng thời, không cho trẻ động kinh bơi, nên hướng dẫn trẻ tập bơi và khi đi hồ bơi, không cho trẻ nhỏ vào hồ bơi dành cho trẻ lớn, ngưới lớn và luôn để mắt trông chừng trẻ, tốt nhất là cùng bơi chung với trẻ.

Một học sinh bị tổn thương gan, thận vì sốc nhiệt khi tập chạy ở trườngMột học sinh bị tổn thương gan, thận vì sốc nhiệt khi tập chạy ở trường

Tập chạy quanh sân bóng nhà trường trong 30 phút dưới nắng nóng, học sinh T.T.K. (14 tuổi) bị sốc nhiệt, ghi nhận tổn thương gan, thận.

Xem thêm: mth.65513717150503202-iob-id-oa-et-nahc-tourt-od-coun-tagn-ib-ert-naht-nac-gnon-aum/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mùa nóng, cẩn thận trẻ bị ngạt nước do trượt chân té ao, đi bơi...”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools