Trong đó, kinh tế số cũng được xem là một trong những trụ cột giúp theo kịp xu hướng phát triển của thế giới trong tương lai.
Báo chí, chuyên gia quốc tế nhận định, Việt Nam có nhiều tiềm năng và đang đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế số.
Đánh giá về triển vọng kinh tế số tại Việt Nam, trang Economic Times cho biết: Việt Nam đã đưa ra nhiều chiến lược về phát triển kinh tế số, trên nhiều lĩnh vực. Trang báo trích dẫn báo cáo của Mordor Intelligence cho biết nền kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2025.
Tờ Nikkei nhận định: Các công ty Mỹ kỳ vọng quan hệ Việt-Mỹ được tăng cường cùng với các mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam về kinh tế số sẽ tạo cơ hội cho nhiều ngành. Việt Nam đặt mục tiêu các dịch vụ kỹ thuật số sẽ chiếm 20% nền kinh tế vào năm 2025.
Bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, cho biết: "Một trong những động lực quan trọng đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế là cần cải thiện quá trình tự động hoá, số hoá chuỗi giá trị nhằm tăng năng suất lao động. Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế nhanh và chuyển đổi kỹ thuật số trên tất cả các lĩnh vực".
Trang The Banker trích đánh giá của ngân hàng Kasikorn của Thái Lan về triển vọng ngân hàng số Việt Nam. Theo đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, kinh tế tăng trưởng ổn định, dân số trẻ và hầu hết đều có hiểu biết về kỹ thuật số, đây là tiềm năng to lớn để phát triển ngân hàng số tại Việt Nam.
Trong khi đó, trang NewsWires dẫn phỏng vấn của ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar cho biết: Mạng 5G sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tại Việt Nam, đồng thời thu hút thêm đầu tư công nghệ cao, mở đường cho tăng trưởng kinh tế của đất nước
Ông Raymon Mallon, chuyên gia kinh tế Australia, nhận định: "Có nhiều hoạt động được thúc đẩy như việc chuyển sang chính phủ điện tử, thanh toán thuế trực tuyến, ngân hàng số, thanh toán không tiền mặt để nâng cao hiệu suất, giảm tham những. các công ty Việt Nam ở khắp mọi nơi, đầu tư nhiều hơn vào CNTT, robot, FinTech và các lĩnh vực liên quan khác".
Tờ Diễn đàn Đông Á cho biết: Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia về báo cáo xếp hạng chính phủ số năm 2022. Mục tiêu của Việt Nam là trở thành quốc gia công nghiệp phát triển vào năm 2045 và coi nền kinh tế số là mô hình tăng trưởng lý tưởng để đạt được mục tiêu này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.42811117070503202-os-et-hnik-neirt-tahp-gnort-uhc-man-teiv/et-hnik/nv.vtv