vĐồng tin tức tài chính 365

Năng lượng từ '25 tỉ quả bom nguyên tử' kẹt trên Trái đất 50 năm qua

2023-05-08 09:53
Năng lượng từ 25 tỉ quả bom nguyên tử kẹt trên Trái đất 50 năm qua - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa về vụ nổ bom nguyên tử - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Earth System Science Data, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế ước tính từ năm 1971-2020, khoảng 380 Zettajoule năng lượng đã bị giữ lại do sự nóng lên toàn cầu (1 Zettajoule = 1.000 tỉ tỉ Joule, đọc là Jun - đơn vị đo năng lượng sử dụng trong hệ đo lường quốc tế SI).

Trong một bài báo trên tờ The Conversation, Andrew King - nhà khoa học khí hậu tại Đại học Melbourne ở Úc, và Steven Sherwood - nhà khoa học khí hậu tại Đại học New South Wales ở Sydney, đã tính toán: 380 Zettajoule tương đương khoảng 25 tỉ lần năng lượng được giải phóng trong vụ nổ "Little Boy", quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Nhật Bản, vào ngày 6-8-1945.

Cũng theo hai nhà nghiên cứu này, năng lượng mà hành tinh chúng ta hấp thụ trong khoảng thời gian này có thể chỉ tương đương khoảng 60% tổng lượng khí thải nhà kính. Vì vậy con số năng lượng bị giữ lại thực tế thậm chí còn cao hơn.

Nhưng việc bầu khí quyển Trái đất giữ lại một lượng năng lượng lớn như vậy cũng là một điều khó hiểu. Bởi với lượng nhiệt bị giữ lại trong khí quyển nêu trên, nhiệt độ trung bình toàn cầu lẽ ra phải tăng hàng chục độ kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, thay vì tăng 1,2 độ C. Vì vậy, tất cả năng lượng này đã đi đâu?

Theo nghiên cứu, các đại dương đã hấp thụ khoảng 89% năng lượng (338,2 Zettajoule), đất liền hấp thụ 6% (22,8 Zettajoule), 4% (15,2 Zettajoule) đã làm tan chảy các phần của tầng lạnh - một phần của hệ thống khí hậu Trái đất, bao gồm tuyết, băng biển, băng nước ngọt, núi băng trôi, sông băng và chỏm băng, dải băng, thềm băng và băng vĩnh cửu - và chỉ 1% (3,8 Zettajoule) còn lại trong khí quyển.

Phần lớn nhiệt do biển hấp thụ bị giữ lại ở 1km phía trên của đại dương. Điều này đã giúp loài người thoát khỏi gánh nặng của biến đổi khí hậu.

Khi nhiệt độ bề mặt nước biển tăng, sẽ làm tăng tốc độ tan chảy ở các cực, hư hại hệ sinh thái biển, tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn bão nhiệt đới và bắt đầu phá vỡ các dòng hải lưu.

Tuy nhiên các đại dương sẽ không bảo vệ hành tinh của chúng ta mãi mãi, hai ông King và Sherwood nhấn mạnh.

Vì vậy đến lúc nền kinh tế toàn cầu phải bắt đầu giảm nhanh lượng khí thải nhà kính, để đảm bảo sự tồn tại của con người trong tương lai.

“Chúng ta đang trong một cuộc chạy đua và đặt cược cao nhất có thể, để đảm bảo một môi trường dễ sống cho con cái chúng ta và cho thiên nhiên”, hai nhà nghiên cứu viết.

Nắng nóng Nắng nóng 'quái vật' do biến đổi khí hậu và El Niño trở lại

Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera đã dùng những cụm từ: đợt nắng nóng "quái vật", "chưa từng có" để nói về những đợt nắng nóng gần đây ở nhiều nước châu Á.

Xem thêm: mth.27115702270503202-auq-man-05-tad-iart-nert-tek-ut-neyugn-mob-auq-it-52-ut-gnoul-gnan/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Năng lượng từ '25 tỉ quả bom nguyên tử' kẹt trên Trái đất 50 năm qua”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools