vĐồng tin tức tài chính 365

Người Trung Quốc chi mạnh tay cho những trải nghiệm xa xỉ

2023-05-08 15:35

Bất chấp đại dịch COVID-19, chuỗi nhà hàng Lu Style đã mở 4 nhà hàng mới trong 3 năm qua ở Bắc Kinh và Thượng Hải.

Đại diễn của chuỗi nhà hàng cho biết, công việc kinh doanh hiện đại đang mang lại 4 triệu Nhân dân tệ (579.710 USD) mỗi tháng. Các bữa ăn tại đây có giá khoảng 735 Nhân dân tệ/người (gần 110 USD (tương đương khoảng 2,4 triệu đồng). Từ 1.500 bình luận trên ứng dụng review đồ ăn Dianping, người dùng Trung Quốc tỏ ra rất hào hứng với các món ăn, dịch vụ cao cấp và thiết kế "sang trọng" của chuỗi cửa hàng.

Những chuỗi nhà hàng như Lu Style là cách mà các thương hiệu đang cạnh tranh ở một quốc gia có nền văn hóa chú trọng tới ẩm thực và cũng là nơi mà xu hướng chi tiêu cho trải nghiệm diễn ra mạnh mẽ.

Người Trung Quốc chi mạnh tay cho những trải nghiệm xa xỉ - Ảnh 1.

Nhà hàng Lu Style ở Bắc Kinh

Ông Tian Junfeng, Giám đốc điều hành cho biết, kể từ khi Lu Style ra mắt vào năm 2016, nhiều người đến đây đã không chỉ tập trung vào việc "ăn" không nữa. Thay vào đó là khách hàng chờ đợi những trải nghiệm mới và một "không gian xã hội" mới.

Thương hiệu này hiện có tổng cộng 7 nhà hàng trong đó có một nhà hàng mở tại một phòng trưng bày nghệ thuật ở Thượng Hải.

Ẩm thực của Lu Style bắt nguồn tỉnh Sơn Đông với đặc trưng là dùng nhiều nguyên liệu. Các thực đơn ở đây được thiết kế tỉ mỉ, theo mùa. Các chi tiết trong nhà hàng cũng được chú trọng đặc biệt. Một nhà hàng ở Bắc Kinh của thương hiệu này cho biết, bụi hoa mẫu đơn mà họ trồng ở khu vực ngoài trời đã có tuổi đời lên tới 880 năm.

Ông Tian cho biết Lu Style sẽ tập trung vào việc cải thiện dịch vụ khách hàng trong những tháng tới. Để làm như vậy, chuỗi này đã ký hợp đồng với một chuyên gia hướng dẫn nghi thức ẩm thực. Chuyên gia dành hai ngày tại mỗi cửa hàng mỗi tháng để nâng cao chất lượng phục vụ.

Sẵn sàng chi tiền cho những trải nghiệm xa xỉ

Tập trung vào dịch vụ khách hàng khiến chuỗi lẩu Haidilao trở nên khác biệt khi mở cửa hàng đầu tiên ở Bắc Kinh gần 20 năm trước.

Những năm gần đây khi tốc độ mở rộng của thương hiệu này chậm lại thì những chuỗi nhà hàng khác đang áp dụng chiến lược tập trung vào trải nghiệm tương tự để phát triển.

Người Trung Quốc chi mạnh tay cho những trải nghiệm xa xỉ - Ảnh 2.

Black Pearl chấm điểm các nhà hàng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau

Năm 2018, ứng dụng đánh giá đồ ăn hàng đầu Trung Quốc Dianping thuộc sở hữu của ông lớn Meituan đã bắt đầu hoạt động theo dõi và xếp hạng những nhà hàng tốt nhất với với xếp hạng mang tên "Black Pearl". Các giám khảo ẩn danh của Dianping, hàng năm, sàng lọc các nhà hàng về chất lượng thực phẩm, trải nghiệm ăn uống và sự sáng tạo trong việc phục vụ khẩu vị truyền thống và hiện đại. Từ đó, "chấm điểm" cho các nhà hàng.

Bảng xếp hạng năm 2023 đã chọn ra 304 nhà hàng - hầu hết đều ở Trung Quốc, bao gồm cả Lu Style. Bên cạnh các thành phố lớn, các nhà hàng ở các thành phố nhỏ hơn như Tế Nam hay Vô Tích lần đầu tiên lọt vào danh sách này.

Tang Yan, đại diện của Black Pearl, cho biết, tổng số nhà hàng cao cấp mới ở Trung Quốc đã giảm từ năm 2021 đến năm 2022. Tuy nhiên, số lượng địa điểm mới vào năm 2021 đã tăng gấp đôi so với năm 2020.

Yan cho biết chi tiêu cho các cuộc họp mặt kinh doanh tại các nhà hàng đã giảm nhẹ, nhưng chi tiêu của các cá nhân hoặc gia đình đã tăng lên ở quy mô lớn hơn.

Một bữa ăn tối tại nhà hàng Pháp Ultraviolet tại Thượng Hải, có thể tiêu tốn hơn 6.000 Nhân dân tệ một người (khoảng hơn 20 triệu đồng).

Một bữa ăn ở các hàng xa xỉ như Ultraviolet hay King's Joy tiêu tốn gần 1000 USD nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chi

Các lựa chọn ăn uống cao cấp ở Bắc Kinh đã gây ấn tượng mạnh với Cici Lu, một chuyên gia tư vấn trong ngành tài chính kỹ thuật số, người mới chuyển về Bắc Kinh từ Singapore. 

Nhà hàng chay King's Joy tại Bắc Kinh có giá lên tới 500 USD (gần 12 triệu đồng) cho một bữa ăn, nhưng với Lu, số tiền ấy là đáng giá.

"Đó là một lựa chọn tốt", Lu nói. Cô cũng lưu ý rằng các nguyên liệu của nhà hàng được chọn lựa kĩ từ các vùng khác nhau của Trung Quốc, trong khi các món ăn có "kết cấu và hương vị rất hấp dẫn".

King's Joy có ba sao Michelin và cũng nằm trong danh sách của Black Pearl cho gợi ý về ẩm thực tại Bắc Kinh.

"Một trong những lo lắng khi quay trở lại Trung Quốc sau 27 năm sống ở nước ngoài là tôi sẽ bỏ lỡ khung cảnh nhà hàng và quán bar như ở các đô thị khác. Tuy nhiên, việc thưởng thức ẩm thực tại đây đã trở nên hiện đại hơn. Người tiêu dùng trẻ tuổi thích trải nghiệm ăn uống với sản phẩm chất lượng cao, concept thú vị và địa điểm phong cách", Lu nói.

Một thị trường ngách?

Nhìn chung, đi ăn ngoài vẫn là một trong ba danh mục tiêu tiền hàng đầu mà người tiêu dùng ở Trung Quốc dự định bỏ ra, theo một cuộc khảo sát thường kỳ của Morgan Stanley vào cuối tháng Ba.

Người Trung Quốc chi mạnh tay cho những trải nghiệm xa xỉ - Ảnh 4.

Dù chưa có sự thay đổi trên diện rộng nhưng ở các thành phố lớn nhiều người Trung Quốc sẵn sàng chi tiêu cho những trải nghiệm xa xỉ trong ẩm thực.

Theo phân tích từ công ty nghiên cứu BigOne Lab, trong tuần lễ kết thúc vào ngày 9/4, doanh thu ăn uống trực tiếp ở Trung Quốc đã tăng khoảng 50% so với một năm trước. Mặc dù vậy, các số liệu chưa có thấy rõ, người tiêu dùng ở Trung Quốc có thói quen ăn ở những nhà hàng đẹp hơn hay chỉ đơn giản là ghé qua những nơi này nhiều hơn vài lần so với trước đây.

Christine Peng, người đứng đầu bộ phận bảo hiểm khu vực người tiêu dùng Trung Quốc tại UBS, cho biết bà không nghĩ rằng có một "xu hướng nâng cấp trên diện rộng" trong chi tiêu của nhà hàng.

"Ngay cả đối với các chuỗi nhà hàng, những gì họ nói là trong những ngày cuối tuần. Lượng khách vào cuối tuần đã phục hồi nhiều nhưng vào những ngày trong tuần thì lượng khách không được như vậy", Christine Peng nói.

Doanh số dịch vụ ăn uống trong quý I vừa qua đã tăng gần 14%. Đây được xem là một là một bước nhảy vọt so với mức tăng 0,5% trong ba tháng đầu năm 2022.

Theo cơ sở dữ liệu kinh doanh của Qichacha, ngày càng có nhiều doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ ăn uống giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động từ năm 2019 đến năm 2021. Con số lên tới hơn 900.000 vào năm 2021 và giảm xuống còn 530.000 vào năm ngoái.

Dữ liệu cho thấy số lượng đăng ký kinh doanh mới liên quan đến dịch vụ ăn uống đã tăng lên hàng năm, từ 2,3 triệu vào năm 2019 lên 3,28 triệu vào năm 2022.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.1391914180503202-ix-ax-meihgn-iart-gnuhn-ohc-yat-hnam-ihc-couq-gnurt-iougn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người Trung Quốc chi mạnh tay cho những trải nghiệm xa xỉ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools