vĐồng tin tức tài chính 365

'Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý'

2023-05-09 13:11

Sáng 9-5, tại phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Đáng chú ý, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nhận định việc tăng giá điện gần đây cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho đời sống người dân và hoạt động doanh nghiệp.

'Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý' ảnh 1

Ủy ban Kinh tế cho rằng việc tăng giá điện gần đây cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho đời sống người dân và hoạt động doanh nghiệp.

Liên quan tới điện, từ ngày 4-5, giá điện đã tăng 3%, lên mức giá bán lẻ bình quân là 1.920,37 đồng/kWh. Uỷ ban Kinh tế cho hay một số ý kiến đánh giá việc tăng giá này của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khiến tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm.

“Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp, trong đó chiếm số lượng lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”- cơ quan thẩm tra cho rằng đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay nhưng chưa được xem xét, thay đổi.

Cũng theo Ủy ban Kinh tế, chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng. “Đó là lý do mỗi lần tăng giá điện, người dân đều cảm thấy không thoải mái”- báo cáo thẩm tra nhận định.

Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Theo số liệu giá thành sản xuất kinh doanh điện 2022 được Bộ Công Thương công bố cuối tháng 3, giá sản xuất là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Tức là với mức giá bán lẻ bình quân ở thời điểm trước khi tăng giá là 1.864,44 đồng, EVN bán lỗ gần 168 đồng một kWh.

Do chi phí đầu vào tăng vọt, chủ yếu từ khâu phát điện tăng gần 21,5% so với 2021 do giá nhiên liệu (than, khí, dầu) leo thang, EVN lỗ gần 36.300 tỉ đồng từ sản xuất kinh doanh điện. Sau khi trừ đi thu nhập tài chính khác, số lỗ của EVN năm ngoái hơn 26.0000 tỉ đồng.

Cũng theo Ủy ban Kinh tế, phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn, được thể chế hoá trong các chiến lược, cơ chế khuyến khích phát triển của Chính phủ. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này còn khó khăn khi điện tái tạo sản xuất không bán được, chưa thống nhất được về cơ chế giá. Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch điện VIII chậm ban hành.

Cơ quan này đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá làm rõ thêm vấn đề này về những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Đồng thời, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ các dự án về nguồn và lưới điện, chủ động phương án nguồn cung than, khí phục vụ sản xuất và vận hành hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới.

ĐỨC MINH

Xem thêm: lmth.844237tsop-yl-poh-gnohk-al-yan-neih-neid-aig-ehc-oc/nv.olp

“'Cơ chế giá điện hiện nay là không hợp lý'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools