Lũy kế hết quý I/2023 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 8,6 tỷ USD, giảm 19% so cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường lớn khác như Mỹ, EU, Trung Quốc xuất khẩu tiếp tục suy giảm. Bước vào quý II, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may tiếp tục đối mặt với tăng trưởng âm khi đơn hàng các doanh nghiệp cho biết sụt giảm 25 - 30% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh các thị trường lớn xuất khẩu của dệt may như Mỹ, châu Âu đang tồn kho lớn, sức mua giảm mạnh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang linh hoạt đủ cách thức để lấp đầy dây chuyền sản xuất trong quý III.
Đơn hàng giảm, giá gia công giảm nhưng yêu cầu thì tăng, vì vậy doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp ứng tối đa mong muốn của khách hàng với từng chủng loại cụ thể.
Lũy kế hết quý I/2023 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 8,6 tỷ USD, giảm 19% so cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa.
Các chuyên gia cho rằng, cùng với việc tự chủ nguồn cung nguyên vật liệu tới 49%, doanh nghiệp chủ động cắt giảm chi phí không cần thiết để duy trì nhịp sản xuất, những trợ lực từ Bộ Công Thương trong tối ưu các FTAs sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may vượt qua khó khăn trong giai đoạn ngắn hạn này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng kiến nghị cần có một giải pháp đồng bộ phát triển bền vững cho dệt may Việt Nam từ nguyên liệu đầu vào, sản xuất, xuất khẩu để đủ sức cạnh tranh đơn hàng đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu; hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp sản xuất dệt may đảm bảo ổn định nhịp sản xuất, tránh gián đoạn, lãng phí chi phí đào tạo lại khi đơn hàng dồi dào.
VTV.vn - Truy xuất nguồn gốc sản phẩm dệt may đang trở thành yêu cầu quan trọng hàng đầu ở các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ, Anh, EU…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.15744835101503202-gnah-nod-meik-mit-cul-on-yam-ted-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv