"Tôi rất cảm ơn vì được dịp trao đổi với Ngoại trưởng Pandor tối nay, và chỉnh lại những ấn tượng sai trong phát biểu công khai của tôi", ông Brigety viết trên Twitter ngày 12-5.
Trước đó, ông Brigety bị triệu tập vào ngày 12-5 vì phát biểu nói Nam Phi cung cấp vũ khí cho Nga. Bộ Ngoại giao Nam Phi khẳng định hoàn toàn không hài lòng với những phát biểu và hành vi của đại sứ Mỹ.
"Trong cuộc trao đổi, tôi đã tái nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước và chương trình nghị sự quan trọng mà hai tổng thống đã giao phó", ông Brigety viết.
Tuy nhiên, theo một tuyên bố của phía Nam Phi, ông Brigety thậm chí đã phải nhận lỗi. Tuyên bố viết: "Ông Brigety… đã thừa nhận bản thân vượt quá giới hạn, đồng thời nghiêm túc xin lỗi chính phủ và người dân Nam Phi".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng điện đàm với Ngoại trưởng Nam Phi Pandor. Ông Blinken "tái nhấn mạnh quan hệ hợp tác về các ưu tiên chung, bao gồm y tế, thương mại, và năng lượng".
Nam Phi là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Nga ở châu Phi. Pretoria tuyên bố lập trường trung lập với cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Tuy vậy, trước đó ông Brigety nói con tàu Nga trong danh sách trừng phạt của Mỹ đã chở vũ khí rời căn cứ hải quân Simon's Town (gần Cape Town, Nam Phi) vào tháng 12 năm ngoái.
Theo Reuters, dữ liệu cho thấy con tàu trên đi về phía bắc để tới Mozambique, ở lại cảng Beira từ ngày 7 tới 11-1-2023, trước lúc tiếp tục đi về cảng Sudan ở biển Đỏ. Con tàu có tên Lady R. này được biết đã cập cảng Novorossiysk của Nga ở biển Đen vào ngày 16-2.
Nếu đúng thì đây là biểu hiện đi ngược lại với cam kết trung lập của Nam Phi, tuy nhiên các quan chức Nam Phi đã bác bỏ cáo buộc này.
NATO tuyên bố gửi cho Ukraine khoảng 98% phương tiện chiến đấu như đã cam kết, bao gồm 1.550 xe thiết giáp và 230 xe tăng.
Xem thêm: mth.92320419031503202-agn-ohc-ihk-uv-neyuhc-ihp-man-coub-oac-iv-iol-nix-ym-us-iad/nv.ertiout