vĐồng tin tức tài chính 365

Không làm được, đứng sang một bên!

2023-05-13 13:32

Thật ra đó là việc bình thường nhưng lại được nhiều người ở ta quan tâm. Tại sao? Do liên quan văn hóa từ chức - vấn đề ngày càng trở nên nóng hổi ở nước ta.

Trong khoảng một năm gần đây, khi công cuộc chống tham nhũng đang quyết liệt hơn, chúng ta đã chứng kiến những trường hợp từ chức vì "trách nhiệm chính trị" trước sai phạm nặng nề của hàng loạt người thuộc quyền.

Đó là bước tiến bộ đáng kể, dù xét cho triệt để, bản chất của việc từ chức này là phải chấp nhận tình huống khó cưỡng, bởi uy tín giảm sút, có ngồi lại cũng chẳng thể yên vị.

Chuyện từ chức hoàn toàn không mới, chẳng phải bây giờ mới nhắc đến. Bao nhiêu năm qua, nó đã được đề cập qua nhiều hình thức khác nhau, lúc úp mở, khi bóng gió, thậm chí thẳng thừng.

Nhưng có vẻ như không được tiếp thu nghiêm túc, chưa thể ăn sâu vào não trạng của bộ phận không nhỏ quan chức các cấp. Họ vẫn coi từ chức là một thứ ám ảnh, là hình thức trừng phạt tương tự án kỷ luật.

Họ nhìn nhận từ chức không chỉ là nỗi thua thiệt vật chất, còn là tổn thương tinh thần, đổ vỡ sự nghiệp, thất bại danh vọng... Gánh chừng ấy lo âu quả là không thể nhẹ tênh rũ áo ra đi.

Thật ra phải coi chủ động từ chức là biểu hiện nêu gương trong thực hiện nguyên tắc "có lên, có xuống", "có ra, có vào" như được đề cập thời gian gần đây.

Con người có tự trọng là phải "biết người, biết ta", nếu thấy bản thân không thể làm tốt cương vị lãnh đạo thì nên nhường chỗ cho người có đủ năng lực.

Lựa chọn con đường từ chức là giải pháp tối ưu, chẳng hay ho khi bị tổ chức xử lý hoặc cho "ngồi chơi xơi nước" trước thời hạn bởi những yếu kém hay vi phạm.

Vấn đề bức xúc hiện nay là đang tồn tại tình trạng sợ trách nhiệm, không dám nghĩ - dám làm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó có sự thiếu năng lực, thiếu sáng tạo, sợ trách nhiệm và cả vô trách nhiệm, cứ ngồi chờ sếp bảo gì làm nấy.

Nhưng chẳng mấy ai chịu đệ đơn từ chức, mặc cho các lãnh đạo thời gian qua đã phát đi thông điệp rõ ràng: Ai không dám làm, không làm được thì xin nghỉ, đứng sang một bên!

Chuyện từ chức là chuyện thường của một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, người ta từ chức không phải vì tiêu cực hay tham nhũng, đơn thuần là do lãnh đạo sai sót, quản lý không hiệu quả, hoặc để xảy ra những sự vụ nghiêm trọng như ứng phó thiên tai không kịp thời, dịch bệnh bùng phát, tai nạn giao thông chết nhiều người... Hoặc đơn giản tự cảm thấy mình không làm tốt nữa, không phù hợp nữa.

Ở Việt Nam, văn hóa từ chức còn hiếm, nếu không muốn nói là rất hiếm. Xét về mặt khách quan, do cơ chế trách nhiệm chưa rõ ràng, tạo kẽ hở cho những kẻ bất tài, lợi dụng để tránh né, đổ lỗi cho tập thể.

Quan trọng hơn cả vẫn là tư chất cán bộ, coi lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích chung khi mà chức tước mang lại quá nhiều quyền lợi vật chất cho họ.

Một số người còn mất hẳn tính liêm sỉ, khư khư giữ ghế, tự hủy diệt mình trong cái ảo ảnh chức quyền hoang tưởng, không thực lực.

Tệ hơn, có người "chạy chức" dưới nhiều hình thức khác nhau, đâu dễ dứt ruột bỏ đi khoản "đầu tư" lớn mà về tay trắng.

Văn hóa từ chức ở nước ta có những chuyển biến đáng ghi nhận sau khi Bộ Chính trị có quy định liên quan vấn đề này. Tuy nhiên, nhận thức, làm quen với các quy định của Bộ Chính trị là cả một giá trị lớn lao của "đạo làm quan".

Trên hết vẫn là tính liêm sỉ của người cán bộ, phải xác định chức tước chỉ là được ủy thác, sẵn sàng buông bỏ khi không làm tròn vai trò, coi đây là một cách ứng xử cần thiết và rất đỗi bình thường.

Còn để đến mức phải bị buộc phải từ chức hay "bám ghế" vì lợi lộc đến giờ chót khi còn có thể thì không còn gì liêm sỉ nữa.

Đề xuất cán bộ tín nhiệm thấp phải xin từ chức trong 10 ngàyĐề xuất cán bộ tín nhiệm thấp phải xin từ chức trong 10 ngày

Dự thảo nghị quyết mới về lấy phiếu tín nhiệm quy định về việc xin từ chức của cán bộ có tín nhiệm thấp là không quá 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả.

Xem thêm: mth.36832158031503202-neb-tom-gnas-gnud-coud-mal-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không làm được, đứng sang một bên!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools