vĐồng tin tức tài chính 365

'Vua cầu treo' chế máy bay lướt sóng

2023-05-13 13:32
Chiếc “thủy phi cơ” của ông Sáu Quý chạy trên kênh ở Châu Phú, An Giang - Ảnh: MINH KHANG

Chiếc “thủy phi cơ” của ông Sáu Quý chạy trên kênh ở Châu Phú, An Giang - Ảnh: MINH KHANG

Những ngày này, người dân An Giang đang ngạc nhiên và bàn tán về một chiếc "máy bay" nhưng lại lướt sóng ở các kênh rạch An Giang.

"Máy bay" lướt trên sông

Chúng tôi tìm gặp ông Phạm Ngọc Quý (61 tuổi, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, An Giang), trong lúc ông đang mày mò sửa lại một chi tiết ở đuôi tàu. Chiếc "thủy phi cơ" này của ông được xem là có một không hai ở miền Tây.

Theo ông Sáu Quý, do ông và anh em phải di chuyển khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm cầu treo cho các địa phương nên cần phương tiện di chuyển nhanh, an toàn. Năm 2000, ông được ra Hà Nội dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc và đi máy bay Hãng Vietnam Airlines.

Từ đó, ông đã ấp ủ ý tưởng thiết kế chiếc tàu cao tốc có hình thù như... máy bay. "Ngồi máy bay tôi thấy khoái nên đã ấp ủ ý tưởng sau này phải làm một chiếc như thế, để di chuyển trên sông cho anh em đi xây cầu hoặc phục vụ du lịch cũng được", ông Sáu Quý kể.

Để đủ tiền làm chiếc "thủy phi cơ" ấp ủ, ông đã tích cóp số tiền đi xây dựng các công trình an sinh xã hội ở nông thôn trong nhiều năm. Chiếc tàu như máy bay được ông mày mò thực hiện, tiêu tốn khoảng 250 triệu đồng và đã hoàn thành vào tháng 2 vừa qua. Riêng phần máy và hộp số, ông đã bỏ ra 130 triệu đồng, do máy 160 mã lực nên chạy với tốc độ cao.

"Lần đầu làm gặp nhiều khó khăn nhưng mình cố gắng mày mò nên cũng tạm thành công. Nếu làm thẳng thì khoảng sáu tháng nhưng tôi làm nửa chừng thì hết vốn. Do đó tôi phải làm mướn thêm mới có vốn để đắp vào làm tiếp tục. Tính ra tôi mất gần một năm mới hoàn thành được chiếc tàu phi cơ này", ông nói.

Chiếc "thủy phi cơ" có chiều dài 11m, rộng 1,6m, bằng sắt thép và composite, được phủ màu xanh mát mắt.

Thân tàu còn được thiết kế hệ thống thông gió, đèn chiếu sáng dọc theo tàu, đảm bảo bên trong luôn thông thoáng, mát mẻ, đủ ánh sáng với 15 ghế ngồi, bao gồm 14 hành khách. Rất nhiều chi tiết trên con tàu do ông tham khảo từ mô hình máy bay. Phía trước mũi "thủy phi cơ" này đã lắp đặt hai kiếng chiếu hậu để quan sát được phía sau.

"Động cơ chạy bằng dầu, có thể đạt mức 60km/h. Tôi thiết kế như hình thù chiếc máy bay nhưng lướt sóng trên sông nước. Mấy bữa nay, tôi chạy từ nhà đến Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, chở mấy ông bạn và người dân trong xóm đi du lịch. Cứ chạy 1km thì hết khoảng nửa lít dầu", ông Sáu Quý nói.

Điều lạ là ông hai lúa này chưa học hết lớp 3 nhưng cả đời mày mò sáng tạo đủ thứ, từ thiết kế đến trực tiếp xây dựng nhà máy xay lúa, cầu treo nông thôn, sà lan, nhà cửa... Và bây giờ là "chiếc máy bay" của anh hai lúa An Giang lướt sóng dưới sông.

Ông hai lúa Sáu Quý từ xây cầu treo đến mày mò làm “thủy phi cơ”- Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông hai lúa Sáu Quý từ xây cầu treo đến mày mò làm “thủy phi cơ”- Ảnh: BỬU ĐẤU

Phù hợp với sông lớn

"Tôi rất vui khi làm được chiếc tàu độc lạ này. Hiện tôi đang làm hồ sơ đăng ký "nông dân sáng tạo" vào tháng 8 tới. Nếu đạt được danh hiệu đó sẽ đăng ký đăng kiểm để đưa vào phục vụ du lịch cho bà con luôn", ông Sáu Quý vui vẻ nói.

Ông Trần Minh Tâm, bí thư xã Đào Hữu Cảnh, nhận xét "thủy phi cơ" của ông Sáu Quý mới sáng tạo rất độc, lạ. Nhưng khu vực này kênh rạch nhỏ nên khó hoạt động. Hiện nay người dân làm cầu, đường thì di chuyển bằng chẹt hoặc ghe lớn.

"Còn chiếc "thủy phi cơ" này chứa số người không lớn. Thêm vào đó, nó chạy ở khu vực kênh 13, huyện Châu Phú sẽ rất khó. Loại này chỉ phù hợp hoạt động ở sông Tiền, sông Hậu hoặc sông Cái hay hơn. Tuy nhiên, công nhận là ông này có óc sáng tạo, luôn tìm ra cái mới mà người khác không nghĩ được", ông Tâm khẳng định.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Lâm - phó chủ tịch UBND huyện Châu Phú - cho biết ông Sáu Quý được mệnh danh là "vua cầu treo" nhiều năm nay, dù ông không có trình độ cao nhưng mày mò làm cầu, đường rất sáng tạo và đóng góp cho địa phương rất tích cực.

"Các cây cầu treo của huyện Châu Phú đều giao ông Sáu Quý xây dựng. Việc ông sáng tạo ra chiếc "thủy phi cơ" được xem là độc, lạ từ trước đến nay chưa ai làm. Tuy nhiên, chiếc này chạy trên kênh rạch nhỏ thì nước tung tóe rất nhiều, sợ khó phù hợp với địa hình nhỏ, có lẽ chạy trên sông Tiền, sông Hậu sẽ ổn hơn", ông Lâm nói.

Còn ông hai lúa Sáu Quý, tác giả chiếc "thủy phi cơ" có một không hai ở miền Tây, vẫn chưa dừng lại ở đây, chắc chắn sẽ còn cải tiến tiếp...

Ông Đoàn Ngọc Phả, chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật tỉnh An Giang, cho biết "thủy phi cơ" không có cánh ngầm thì sơ bộ ông thấy vẫn chưa có gì đặc biệt. Tuy nhiên, điều đặc biệt là ông Sáu Quý đã thiết kế, trang trí độc, lạ như hình thù máy bay.

Nếu ông tham gia hội thi kỹ thuật sáng tạo đạt tiêu chuẩn, sẽ càng nổi bật hơn về sự sáng tạo của mô hình này.

"Hiện ông Sáu Quý muốn phục vụ du lịch nên tôi có cử chuyên viên qua Sở Giao thông vận tải An Giang xem giúp thủ tục cần gì. Nhìn chung, mô hình này độc, lạ trên sông nước, nếu phục vụ du lịch càng hay hơn. Tuy nhiên, ngành giao thông phải hướng dẫn ông về mặt thủ tục, giấy tờ và chạy ở đâu", ông Phả nói.

Năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã trao tặng bằng khen cho ông Phạm Ngọc Quý "đã có sáng kiến xuất sắc về kỹ thuật xây dựng loại cầu treo nông thôn, góp phần phát triển phong trào giao thông ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long". Đến năm 2002, ông Sáu Quý đã xây hơn 70 cây cầu giăng ở Đồng bằng sông Cửu Long và đã được chứng nhận là "vua cầu treo" dù trình độ học vấn chỉ mới lớp 3.
Đời kéo xe dưới nắng nóng đổ lửaĐời kéo xe dưới nắng nóng đổ lửa

Dưới cái nắng nóng như đổ lửa miền Trung, vẫn có những người đẫm mồ hôi kéo xe trên đường phố.

Xem thêm: mth.30123240131503202-gnos-toul-yab-yam-ehc-oert-uac-auv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Vua cầu treo' chế máy bay lướt sóng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools