vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ cuối: 163 người trúng độc vì một quẻ xăm

2023-05-13 15:57

Lòng tin mù quáng

Giữa năm 1995, chính quyền thị trấn Kim Lợi, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc nhận được tin báo hàng loạt gia súc, gia cầm, cá trong ao bất ngờ lăn ra chết và sau đó 2 tháng, có hai mẹ con đang đi trên phố đột nhiên ngã ra đường, tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện khiến người dân thêm hoang mang. Cơ quan chức năng vào cuộc nhưng không tìm ra nguyên nhân, khiến dư luận càng thêm bất an trước tin đồn về căn "bệnh lạ” lan truyền tại địa phương.

Cả chính quyền lẫn người dân đều tin rằng "bệnh lạ” do nguồn nước thải gây ô nhiễm từ Nhà máy luyện vàng Lợi Tinh gây ra. Trước đó, khi nhà máy này đi vào hoạt động đã xảy ra hiện tượng lúa non và cá tôm chết hàng loạt. Lập tức, cán bộ địa phương đã cùng bà con trong thôn đến gặp Ban giám đốc yêu cầu làm rõ vấn đề và được đại diện nhà máy giải thích: Cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng, do nguyên nhân tử vong chưa được làm rõ. Trước câu trả lời với mục đích "kéo dài thời gian" này, hàng nghìn người dân ở Kim Lợi đã đồng ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu đóng cửa nhà máy khai thác kim loại quý trên.

Trở ngại duy nhất là vẫn theo quan niệm xưa, người đã mất rồi không nên động chạm đến di thể nên gia đình các nạn nhân không đồng ý để cơ quan pháp y khám nghiệm tử thi. Đến khi trong thị trấn có thêm vài người tử vong đột ngột trước sự bất lực của cơ quan chức năng, nhiều gia đình đã rời khỏi đây để bảo toàn sinh mạng. Giữa lúc này, công an tìm thấy một số chai hóa chất diệt chuột Tetramine gần hiện trường cá chết hàng loạt trong ao, nên đưa ra suy đoán có thể do mâu thuẫn cá nhân, đối tượng đã cố tình đầu độc. Mặc dù vậy, điều lạ là các nạn nhân thuộc nhiều gia đình khác nhau, người trong nhà cùng ăn uống chung mâm nhưng người trúng độc tử vong, người vẫn bình thường.

Tang vật tìm thấy tại hiện trường

Tất cả được đặt trong tầm ngắm của cơ quan điều tra thông qua biện pháp tăng cường tuần tra ở những địa điểm công cộng, ao cá, trang trại chăn nuôi, xưởng sản xuất tại thị trấn... Mặc dù vậy, vào thượng tuần tháng 09/1995 khi đang ăn bát cháo nóng mua từ 1 quán trong thị trấn, một bé trai bất ngờ đột tử sau khi co giật toàn thân, giữa lúc người mẹ ăn cùng con vẫn bình thường. Theo các bác sĩ, đây là triệu chứng ngộ độc, nhưng người mẹ vẫn cương quyết không đồng ý cho khám nghiệm tử thi đồng thời "phán" nguyên nhân do phía nhà máy luyện vàng gây ra...

Đến khi số nạn nhân tử vong và nhập viện vì "bệnh lạ" lên tới gần 100 người, Bộ Công an Trung Quốc yêu cầu điều tra toàn diện, nhưng cũng chỉ tìm thấy lượng nhỏ hóa chất diệt chuột Fluoroacetamide ở một số gia cầm.

Tháng 10/1995, để ngăn chặn tình trạng này, gia đình các nạn nhân đồng ý cho khám nghiệm tử thi, tìm nguyên nhân phòng tránh. Sau hơn 1 tháng, kết quả xét nghiệm của Trung tâm giám định chất độc - Bộ Công an kết luận 6 trường hợp tử vong mới nhất xảy ra tại thị trấn Kim Lợi chủ yếu do chất Fluoroacetamide và Natri Fluoroacetate có trong thuốc diệt chuột gây ra.

Cái giá phải trả

Xác định được nguyên nhân, cảnh sát tập trung phá án và nhận được manh mối quan trọng từ 1 nhân viên phục vụ quán ăn ở thị trấn Kim Lợi cho biết, trước đó cô thấy 1 phụ nữ trung niên lén bỏ chất gì đó vào ấm đun nước của quán sau khi ăn điểm tâm. Lập tức chiếc ấm được kiểm tra và cho thấy chứa lượng lớn Fluoroacetamide. Cảnh sát tiến hành sàng lọc tất cả phụ nữ sống gần quán ăn trên và tháng 12 cùng năm, nghi phạm đã được nhân viên quán ăn trên xác định là Đỗ Nhuận Quỳnh (42 tuổi), nông dân ở thị trấn Kim Lợi cùng con trai cả là Thang Hữu Hoa (19 tuổi).

Khám nhà nghi phạm, cảnh sát tìm thấy những vật dụng khả nghi gồm ba lô, gạo, nồi nấu, trong đó 1 túi gạo đã được trộn chất độc để gây án.

Tại cơ quan điều tra, Đỗ Nhuận Quỳnh thú nhận việc hạ độc và khai vốn thích gieo quẻ, xin xăm để cầu bình an và rất tin vào những nội dung này. Trước khi gây án, Quỳnh xin được 2 thẻ xăm, trong đó 1 thẻ viết "Diệt trừ nỗi lo trước mắt sẽ đến ngày vui, không sợ tai ương". Vốn chỉ học đến lớp ba trường làng nên họ Đỗ lý giải nội dung theo cách nghĩ thiển cận của mình rằng "cần diệt trừ kẻ xấu trong xã hội để tránh tai ương cho bản thân và gia đình" (!).

Nghĩ là làm, họ Đỗ nảy sinh suy nghĩ đầu độc những người xung quanh để mình cùng gia đình có thể tránh được tai họa (!) và thuyết phục con trai trợ giúp. Bắt đầu từ tháng 6/1995, hai mẹ con đổ thuốc trừ sâu Methamidophos vào ao cá, rồi mua thuốc diệt chuột chứa Fluoroacetamide lén xịt lên các cánh đồng, rau màu, cho gia súc uống, rải xuống các ao và trang trại trong thị trấn, đồng thời đánh lạc hướng điều tra bằng cách mua hàng ngàn chai Tetramine để đựng thuốc trừ sâu rồi vứt lại hiện trường gây án, nên cảnh sát không thể lần ra chất độc này. Họ Đỗ thường lén hạ độc vào ban đêm để khó bị phát hiện.

Chỉ trong vòng hơn 5 tháng, mẹ con họ Đỗ đã đầu độc 163 người, trong đó có 18 trường hợp tử vong, ngoài ra còn hàng ngàn lợn, cá, gà cùng các loại gia súc khác trúng độc chết, gây thiệt hại kinh tế gần 3 triệu nhân dân tệ.

Ngày 26/12/1995, Đỗ Nhuận Quỳnh và con trai bị kết án tử hình. Mặc dù vậy, nữ nông dân này vẫn cố biện minh rằng hành vi của mình là để tránh tai họa chứ không cố ý giết người (!). Bản án được thi hành ngày 08/01/1996.

Kỳ 4:
(CATP) Thú nhận từng sát hại hàng chục nạn nhân, Mikhail Popkov được liệt vào danh sách giết người hàng loạt tàn ác nhất lịch sử nước Nga. Từ một nhân viên mẫn cán, Mikhail Popkov đã trở thành "ma sói" máu lạnh với mục đích "trả thù đời".
 
NGUYỄN XUÂN (theo ST, Toutiao)

Xem thêm: lmth.999641_max-euq-tom-iv-cod-gnurt-iougn-361-iouc-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kỳ cuối: 163 người trúng độc vì một quẻ xăm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools