vĐồng tin tức tài chính 365

BCH Trung ương lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị

2023-05-15 11:58

Sáng 15-5, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhóm họp Hội nghị lần thứ 7 tại Hà Nội. Nội dung được quần chúng, đảng viên mong đợi ở hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII này là công tác lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do BCH Trung ương bầu.

Chức danh do BCH Trung ương bầu, gồm: Ủy viên Bộ Chính trị, những Ủy viên Ban Bí thư không phải là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

BCH Trung ương lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị ảnh 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng trước phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 7 sáng nay. Ảnh: TTXVN.

Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là một chủ trương lớn được Trung ương Đảng đề ra năm 2012 trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Giải pháp ban đầu là lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh là chỉ lấy phiếu ở năm giữa nhiệm kỳ.

Chuẩn bị cho công tác lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ các cấp khóa này, Bộ Chính trị hồi tháng 2 đã ban hành Quy định 96-QĐ/TW, với những điều chỉnh, bổ sung để khắc phục hạn chế.

Những hạn chế ấy, như Thường trực Ban Bí thư - Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai thẳng thắn nêu ra đó là một bộ phận quan chức đứng đầu cấp ủy nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác lấy phiếu tín nhiệm. Một số nơi còn nể nang, dĩ hòa vi quý, tinh thần phê bình, tự phê bình chưa cao, có nơi còn lợi ích nhóm. Một số cán bộ đạt phiếu tín nhiệm cao nhưng sau đó vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước.

BCH Trung ương lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị ảnh 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 7. Ảnh: TTXVN.

Vậy nên, lần này Quy định 96 có nội dung cụ thể hóa, chặt chẽ, nghiêm minh hơn. Các tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm được diễn đạt theo hướng giảm định tính, cụ thể hơn tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả chỉ đạo chống tham nhũng, tiêu cực, trên mức độ tuân thủ quy định về các điều đảng viên không được làm, kết quả lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ…

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định mới được coi là nội dung quan trọng đánh giá cán bộ, thay vì chỉ là một trong những kênh “tham khảo” như Quy định 262-QĐ/TW năm 2014.

Ngoài ra, quy định mới tạo ra sự liên thông với Quy định 41 của Bộ Chính trị về từ chức, miễn nhiệm cán bộ và Kết luận 20 của Bộ Chính trị về bố trí cán bộ sau khi bị kỷ luật mà năng lực, uy tín giảm sút.

Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do BCH Trung ương bầu ở Hội nghị Trung ương 7 tuần này có thể coi là bước khởi động cho sinh hoạt chính trị tương tự trong toàn hệ thống chính trị.

Theo đó, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo cấp ủy địa phương tiến hành sau khi lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND cùng cấp bầu. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp…Cán bộ giữ nhiều chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý thì lấy phiếu tín nhiệm tối đa ở hai nơi người đó công tác và sinh hoạt.

BCH Trung ương lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị ảnh 3

Hội trường Trung ương Đảng sáng nay. Ảnh: TTXVN

Ngoài nội dung được đặc biệt quan tâm nêu trên, Hội nghị Trung ương 7 này sẽ nghe báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng.

Cũng như các Hội nghị Trung ương trước, lần nhóm họp này, ngoài nghị trình đã được lên kế hoạch từ đầu khóa, BCH Trung ương cũng sẽ xem xét, quyết định các nội dung khác phát sinh từ sau phiên họp bất thường hồi tháng 3.

Nghĩa Nhân

Xem thêm: lmth.592337tsop-irt-hnihc-ob-neiv-hnaht-cac-meihn-nit-ueihp-yal-gnou-gnurt-hcb/nv.olp

“BCH Trung ương lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools