Ngày 15-5, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) thông tin vừa phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu thành công bệnh nhân ngưng tim (ngừng tuần hoàn) sau khi nội soi phế quản. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp hiếm gặp trong tai biến sau nội soi phế quản.
Cụ thể, sáng 14-5, bệnh nhân nam (30 tuổi, trú tỉnh Hòa Bình) có chỉ định nội soi phế quản tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Bệnh nhân được gây mê, nội soi và sinh thiết hoàn toàn thuận lợi. Sau 50 phút nội soi, bệnh nhân tỉnh, đáp ứng tốt.
Thế nhưng, chỉ 5 phút sau đó, khi bệnh nhân tự xoay người nằm nghiêng thì bất ngờ nhịp thở giảm, tay chân lạnh, mạch chậm, huyết áp tụt, tím tái.
Tại phòng hồi sức, các bác sĩ nhanh chóng can thiệp cấp cứu nhưng bệnh nhân rơi vào hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn ngay sau đó.
Sau khi được các bác sĩ ép tim, đặt nội khí quản, sốc điện phá rung, 20 phút sau tim bệnh nhân ổn định trở lại. Thế nhưng, bất ngờ 10 phút sau, bệnh nhân tiếp tục ngưng tim.
"Quá trình tim có mạch rồi lại mất lặp lại đến lần thứ 5. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện tình trạng toan chuyển hóa chất, phù phổi cấp, tiên lượng xấu.
Sau khi họp khẩn, bệnh viện đã hội chẩn và nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Ngay sau đó, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt để hỗ trợ cấp cứu.
Sau 24 giờ cấp cứu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tiếp tục duy trì giám sát chặt chẽ các chỉ số, lọc máu. Dự kiến chiều và đêm nay bệnh nhân sẽ được cắt máy thở và kết thúc lọc máu liên tục", đại diện bệnh viện cho hay.
Theo lãnh đạo bệnh viện, nguyên nhân ban đầu nghi ngờ khả năng cao do bệnh nhân sốc phản vệ sau nội soi phế quản. Hiện bệnh nhân vẫn đang được chăm sóc đặc biệt nên chưa thể xác định nguyên nhân chính xác.
Theo các bác sĩ, nội soi phế quản là thủ thuật nội soi được chỉ định rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý hô hấp. Nội soi phế quản cho phép quan sát cây khí phế quản (đường thở) bằng camera.
Kỹ thuật này giúp quan sát cấu trúc giải phẫu bên trong lòng cây khí phế quản, lấy bệnh phẩm dịch phế quản, sinh thiết - giúp chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý hô hấp. Đây là thủ thuật có gây mê, vì vậy người bệnh cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng hoặc bệnh lý đang mắc.
Một số tai biến có thể gặp khi nội soi phế quản như suy hô hấp; chảy máu; co thắt thanh quản; tràn khí phổi; sốt sau phế quản. Mặc dù đây là những tai biến ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, vì vậy người dân cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, có hệ thống xử trí cấp cứu tai biến kịp thời.
TTO - Bé gái 7 tháng tuổi rơi vào tình trạng suy hô hấp sau khi mẹ cho ăn cháo lươn. Tại bệnh viện bé phải thở máy và trải qua 2 lần nội soi gắp dị vật vì xương găm sâu vào thành phế quản phải.
Xem thêm: mth.1934906151503202-nauq-ehp-ios-ion-uas-nal-5-mit-gnugn-nein-hnaht-man-ogn-tab/nv.ertiout